Bài 3 trang 106 sgk Vật Lý 10 nâng cao



Bài 23: Bài tập về động lực học

Bài 3 (trang 106 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 30o), được truyền một vận tốc ban đầu v0 = 2m/s (hình 23.4). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3.

a) Tính gia tốc của vật.

b) Tính độ cao lớn nhất H mà vật đạt tới.

c) Sau khi đạt tới độ cao H, vật sẽ chuyển động như thế nào?

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Lời giải:

a) Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ.

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Áp dụng định luật II Newton ta có: P+ Fmst+ N= m.a (*)

Chiếu (*) lên Ox: -Px – Fms = m.a (1)

Chiếu (*) lên Oy: -Py + N = 0 (2)

Từ (2) ⇒ N = Py = P.cosα

Từ (1):

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

⇒ a = -g.(sinα + μ.cosα) = -7,45 m/s2

b) Áp dụng công thức động học:

Vật chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nghiêng, khi dừng lại v = 0, vật đi được quãng đường S thỏa mãn:

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Độ cao lớn nhất H mà vật đạt tới là: H = S.sinα = 0,268.sin30o = 0,134m.

c) Ta coi: μn = μt = 0,3

Tại vị trí cao nhất, lực ma sát chuyển thành ma sát nghỉ, chiều dương hướng lên.

So sánh thành phần lực Px và Fmsn ta thấy:

Px = m.g.sinα; Fmsn = μn.N = μn.m.g.cos30o

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Như vậy Fmsn < Px nên Px sẽ kéo vật trượt xuống nhanh dần đều với gia tốc:

a′ = g.(sinα − μ.cosα) = 2,35 (m/s2)

Các bài giải Lý 10 nâng cao bài 23 chương 2 khác:

Giải Bài tập (trang 106)

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


bai-23-bai-tap-ve-dong-luc-hoc.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học