Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5 (sách mới) | Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều
Với lời giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5 Chân trời sáng tạo
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5 Kết nối tri thức
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5 Cánh diều
Lưu trữ: Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5 (sách cũ)
1. Làm việc với bảng số liệu và thực hiện (trang 87 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Dựa vào bảng 1, hãy cho biết:
- Số dân của nước ta năm 2012.
- Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á.
Bảng 1. Số dân của các nước Đông Nam Á năm 2012
b. Dựa vào bảng 2, nêu nhận xét về mật độ dân số trung bình của nước ta so với mật độ dân số trung bình của thế giới và một số nước ở châu Á năm 2012.
Bảng 2. Mật độ dân số của toàn thế giới và một số nước châu Á năm 2012
Trả lời:
a. Dựa vào bảng 1, ta thấy:
- Số dân của nước ta năm 2012 là 88,8 triệu người
- Nước ta có số dân đứng hàng thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á.
b. Năm 2012, mật độ dân số của nước ta là 268 người/km2. Như vậy, mật độ dân số trung bình của nước ta cao gấp 5 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới; gần gấp 2 lần so với Trung Quốc, gần gấp 10 lần so với Lào và gấp 3 lần so với Cam-pu-chia.
2. Quan sát biểu đồ và thực hiện (trang 88 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Quan sát biểu đồ hình 1.
b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Tính số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn 1979 - 1989, 1989 - 1999, 1999 - 2009 của nước ta (Không bắt buộc với mọi học sinh)
- Em có nhận xét gì về mức tăng dân số của nước ta?
Trả lời:
b. Số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn là:
Giai đoạn 1979 - 1989:
(64,4 - 52,7) : 10 = 1,17 (triệu người).
Giai đoạn 1989 - 1999:
(76,6 - 64,4) : 10 = 1,22 (triệu người).
Giai đoạn 1999 - 2009:
(86,0 - 76,6) : 10 = 0,94 (triệu người).
⇒ Nhận xét: Dân số nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
3. Cùng thảo luận. (trang 89 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Vì sao trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của nước ta đã giảm nhiều?
b. Chia sẻ những hiểu biết của mình về công tác kế hoạch hóa gia đình.
Trả lời:
- Những năm gần đây dân số nước ta ngày càng giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, mọi người ý thức được rằng khi sinh ít con sẽ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy tốt hơn.
- Một số hiểu biết của em về kế hoạch hóa gia đình:
+ Công tác kế hoạch hóa gia đình là tổ chức tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân.
+ Việc tuyên truyền được các cán bộ làm công tác dân số triển khai đến người dân bằng nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu, dễ thực hiện qua những tờ rơi, dụng cụ trực quan.
+ Các biện pháp tư vấn đối thoại trực tiếp với các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, các gia đình sinh con một bề đạt hiệu quả cao.
4. Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về các dân tộc của Việt Nam. (trang 89 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
Trả lời:
Một số tranh ảnh về các dân tộc thiểu số Việt Nam
5. Đọc thông tin, quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.(trang 90 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc thông tin dưới đây:
b. Cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?
- Nhà nước có chính sách gì để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng?
- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn?
c. Quan sát lược đồ hình 2, kể tên một số khu vực có mật độ dân số trên 1.000 người/km2.
Trả lời:
b. Trả lời câu hỏi:
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, trung du và tập trung thưa thớt ở vùng núi cao, hiểm trở.
- Để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng, nhà nước có chính sách:
+ Chuyển dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên miền núi phía Bắc
+ Chuyển dân từ các đồng bằng lên Tây Nguyên...
- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở nông thôn (có khoảng 2/3 dân số ở nông thôn; 1/3 dân số ở thành thị).
c. Một số khu vực có mật độ dân số trên 1000 người/km2 là:
- Hà Nội
- Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hải Phòng
- Đà Nẵng
- Cần Thơ
1. Làm bài tập. (trang 92 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.
a1. Nước ta là nước đông dân và có mật độ dân số cao
a2. Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của nước ta ngày càng tăng
a3. Nước ta có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất
a4. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng
a5. Các dân tộc ít người của nước ta sống chủ yếu ở thành thị
a6. Ở nước ta khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn và khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị
Trả lời:
Những câu đúng là:
a1. Nước ta là nước đông dân và có mật độ dân số cao
a3. Nước ta có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất
a4. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng
a6. Ở nước ta khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn và khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị
2. Đóng vai xử lí tình huống (trang 93 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
- Hãy tưởng tượng em là một nhà quản lí dân số trong tương lai, em sẽ làm những gi để giải quyết vấn đề dân số của nước ta? (Chỉ chọn một vấn đề, ví dụ: tăng nhanh dân số, phân bố dân cư không hợp lí giữa các vùng,...)
Trả lời:
Vấn đề phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng không khó giải quyết. Ta có thể thực hiện một số giải pháp như sau:
- Thứ nhất, ta phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng ở địa phương cần đưa dân đến. Nơi ấy phải có đầy đủ bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị, khu liên hợp thể dục thể thao, khu giải trí, hệ thống giao thông hoàn chỉnh.
- Thứ hai, cần có chế độ đãi ngộ những người lao động trí thức; miễn giảm thuế đối với sản phẩm của người dân thu hoạch được trong sản xuất.
- Cuối cùng, mở rộng những dự án kêu gọi đầu tư của nước ngoài, thu hút người dân đồng bằng lên làm việc.
1. Tìm hiểu về địa phương (quận/huyện) em theo các câu hỏi gợi ý sau: (trang 93 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng sinh sống?
b. Năm 2013, địa phương em có diện tích và số dân là bao nhiêu? Hãy tính mật độ dân số trung bình của địa phương em và cho biết mật độ dân số như thế là cao hay thấp
c. Trong nhừng năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở địa phương em tăng hay giảm. Vì sao?
d. Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.
Trả lời:
a. Em sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống, chỉ có một bộ phận nhỏ cư dân của các dân tộc khác đến sinh sống và làm việc.
b. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số Đà Nẵng là 1134310 người. Mật độ dân số trung bình của Đà Nẵng là 883 người/km² => Đà Nẵng có mật độ dân số trung bình.
c. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục tăng vì số người di cư từ các khu vực khác đến Đà Nẵng ngày càng đông.
d. Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh là:
- Môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề (nước thải, rác thải và khói bụi)
- Tài nguyên môi trường ngày càng khan hiếm, cạn kiệt
- Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, nghiêm trọng
- Ùn tắc giao thông
- Chất lượng cuộc sống chậm nâng lên
- Cơ sở hạ tầng bị hư hỏng (nhất là đường xá)...
2. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì “Dân số vàng”, em hãy tìm hiểu về vấn đề này và chia sẻ thông tin cùng các bạn (trang 93 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
Trả lời:
Dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người, đứng 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á. Thời kì “Dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời gian nhất định. Đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế qua nguồn chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thông giáo dục được tháo gỡ, thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, nhằm kéo dài thời kì “Dân số vàng”, chính phủ sẽ bổ sung những chính sách phù hợp với tình hình; đó là giáo dục đào tạo, lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta
- Bài 2: Địa hình và khoáng sản
- Bài 3: Khí hậu và sông ngòi
- Bài 4: Đất và rừng
- Phiếu kiểm tra 1
- Bài 6: Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Bài 7: Công nghiệp
- Bài 8: Giao thông vận tải, thương mại và du lịch
- Phiếu kiểm tra 2
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều