Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 – 1957 và 1958 – 1960, miền Bắc đã có



Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)

Bài 1 trang 141 Lịch Sử 9: Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 – 1957 và 1958 – 1960, miền Bắc đã có những thay đổi gì?

Trả lời:

- Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất.

   + Có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.

   + Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.

   + Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố.

   + Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Từ 1958 - 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả:

   + Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

   + Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.

   + Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.

- Bước đầu phát triển kinh tế:

   + Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp,..

   + Đến cuối năm 1960, miền Bắc có 172 cơ sở công nghiệp lớn, 500 cơ sở do địa phương quản lý.

- Về văn hóa:

   + Đến cuối năm 1960, miền Bắc căn bản xóa xong nạn mù chữ ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi.

   + Hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh, số học sinh tăng nhanh.

   + Số lượng trường đại học tăng nhanh.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:


bai-28-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o-mien-bac-dau-tranh-chong-de-quoc-mi.jsp