Khoa học 5 Bài 8: Phòng bệnh viêm gan a

1. Liên hệ thực tế và trả lời

Lần lượt hỏi và nghe bạn trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Bạn đã từng đọc thông tin hay nghe ai nói về bệnh viêm gan A hay chưa?

- Bạn biết gì về bệnh viêm gan A?

Trả lời:

Em đã từng được biết đến bệnh viêm gan A thông qua các phương tiện truyền thông, bố mẹ và người thân.

Bệnh viêm gan A:

+ Vi rút viêm gan A có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước…

+ Ở người nhiễm bệnh, vi rút viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.

Đường lây bệnh:

+ Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng)

+ Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

+ Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh.

+ Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người có bệnh.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan A:

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.

+ Thực hiện ăn chín, uống chín.

+ Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.

2. Quan sát, đọc và hoàn thành sơ đồ

a. Quan sát và đọc các thông tin trong các hình từ 1 đến 5:

Khoa học 5 Bài 8: Phòng bệnh viêm gan a | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

b. Lấy sơ đố sau ở góc học tập và hoàn thành sơ đồ:

Khoa học 5 Bài 8: Phòng bệnh viêm gan a | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

Trả lời:

Khoa học 5 Bài 8: Phòng bệnh viêm gan a | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

3. Trình bày, lắng nghe và nhận xét

a) Các nhóm treo sơ đồ trên vào góc học tập hoặc treo lên bảng đen

b) Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ghi trong sơ đồ

c) Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét kết quả của nhóm bạn

Trả lời:

Thực hành trên lớp học.

4. Đọc, trả lời và viết

a) Đọc nội dung sau:

Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Phân người mang vi rút viêm gan A có thể dính vào tay, chân, quần áo, nhiễm vào nước. Từ những nguồn đó sẽ lây sang và gây bệnh cho người khác.

Muốn phòng bệnh cần ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng, chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không uống rượu.

b) Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi: Cần phải làm gì để phòng bệnh viêm gan A?

Trả lời:

Để phòng bệnh viêm gan A, chúng ta cần:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước.

- Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người có bệnh

- Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.

1. Đóng vai thể hiện tình huống

- Tình huống 1: Nhóm em phân công một bạn đóng vai bác sĩ. Bác sĩ đến nói chuyện với các em học sinh về bệnh viêm gan A và cách phòng tránh bệnh. Các bạn học sinh khác trong nhóm có thể đặt các câu hỏi tìm hiểu về bệnh viên gan A để bác sĩ trả lời.

- Tình huống 2: Đóng vai một bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân bị viêm gan A về cách ăn uống khi bị bệnh và tránh để lây lan sang người khác.

Trả lời:

Gợi ý: Một số thông tin về bệnh Viêm gan A:

Viêm gan A (Hepatitis A) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A (hepatitis A virus). Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành, chẳng hạn qua thức ăn nhiễm bẩn.

Bệnh viêm gan A thường không có giai đoạn mãn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đối với gan. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tạo các kháng thể chống lại virus viêm gan A, kháng thể này thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm trong tương lai. Có loại vắc-xinphòng viêm gan A trong tối thiểu 10 năm.

Nguyên nhân: Bệnh thường lây do ăn uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân có chứa vi rút viêm gan A. Động vật có vỏ cứng mà không được nấu thật chín là nguồn lây khá phổ biến.[4] Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc thân mật với người bệnh.

Triệu chứng bệnh: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt…

Đường lây bệnh:

- Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng)

- Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

- Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh.

- Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan A:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.

- Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

- Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A

2. Trình bày, quan sát và nhận xét

a) Lần lượt từng nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống đã thảo luận

b) Các nhóm khác quan sát và nhận xét cách thể hiện của nhóm bạn

Trả lời:

Thực hành trên lớp học

Nói với người thân và cùng thực hiện những việc nên làm để phòng tránh bệnh viêm gan A

Trả lời:

Những việc nên làm để phòng tránh bệnh viên gan A:

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.

+ Thực hiện ăn chín, uống chín.

+ Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

+ Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác: