Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây



Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 11 trang 48: Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.

Trả lời:

- Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt:

a. Biển và thềm lục địa

- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên.

- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.

b. Vùng đồng bằng ven biển:

- Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ:

   + Mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.

   + Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ:

   + Đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp.

   + Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

   + Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, thuận lợi phát triển kinh tế biển.

c. Vùng đồi núi

- Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm.

- Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm.

- Sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.

- Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 ngắn nhất, hay khác:


bai-11-thien-nhien-phan-hoa-da-dang.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học