Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật



Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Bài 2 trang 47 Địa Lí 12: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

a. Đất

- Quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày.

- Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

b. Sinh vật và cảnh quan

- Thực vật:

   + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh.

   + Rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xa van, bụi gai nhiệt đới.

- Động vật

   + Thành phần các loại nhiệt đới chiếm ưu thế như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.

   + Các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…

   + Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

- Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 ngắn nhất, hay khác:


bai-10-thien-nhien-nhiet-doi-am-gio-mua-tiep.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học