Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

Bài 1 (trang 5 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Tính diện tích hình thang:

a) Có độ dài hai đáy lần lượt là 21cm; 14m; chiều cao 10cm.

b) Có độ dài hai đáy lần lượt là 7,2m; 4,8m; chiều cao 5m.

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình thang:
a) Có độ dài hai đáy lần lượt là 21cm; 14m; chiều cao 10cm là:
   (21 + 1400) x 10 : 2 = 7105 (cm2)
(Vì 14m = 1400cm)
b) Có độ dài hai đáy lần lượt là 7,2m; 4,8m; chiều cao 5m là:
   (7,2 + 4,8) x 5 : 2 = 30 (m2)

Bài 2 (trang 5 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Tính diện tích mảnh bìa hình thang có kích thước như hình vẽ:

Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình thang là:
   (18 + 25) x 12 : 2 = 258 (cm2)
     Đáp số: 258cm2.

Bài 3 (trang 5 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Đánh dấu (x) vào ô trống dưới hình thang có diện tích nhỏ hơn 100m2:

Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình thang bên trái:
   (10 + 15) x 9 : 2 = 112,5 (m2) > 100m2
Diện tích hình thang bên phải:
   (7 + 12) x 10 : 2 = 95 (m2) < 100m2
Vậy đánh dấu (x) vào ô trống ở hình thang bên trái:

Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

Bài 4 (trang 6 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Trên một thửa ruộng hình thang với các kích thước được mô tả như hình vẽ dưới đây, người ta trồng rau cải bắp hết 30% diện tích. Tính số ki-lô-gam rau cải bắp thu hoạch được biết mỗi mét vuông thu hoạch được 10kg cải bắp.

Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

Hướng dẫn giải:

Diện tích mảnh ruộng là:
   (40 + 60) x 30 : 2 = 1500 (m2)
Diện tích trồng bắp cải là:
   1500 x 30% = 450 (m2)
Số ki-lô-gam bắp cải thu hoạch được là:
   450 x 10 = 4500 (kg)
     Đáp số: 4500kg.

Bài 5 (trang 6 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

a) Tâm của đường tròn là ………………………

b) Các bán kính của hình tròn là : …………………

c) Đường kính của hình tròn là : ……………………

d) Nếu OA = 3cm thì : OB = …… ; OC = …… ; OD = …… ; AB = ……

Hướng dẫn giải:

a) Tâm của đường tròn là O
b) Các bán kính của hình tròn là : OA ; OB ; OC ; OD
c) Đường kính của hình tròn là : AB
d) Nếu OA = 3cm thì : OB = 3cm ; OC = 3cm ; OD = 3cm ; AB = 6cm

Bài 6 (trang 7 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Vẽ hình tròn:

a) Đường kính 6cm;

b) Bán kính 4cm;

Hướng dẫn giải:

a) Đường kính 6cm : Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8
b) Bán kính 4cm. Giải Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 Tuần 19 trang 5, 8

Bài 7 (trang 7, 8 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Tính chu vi hình tròn:
a) Có đường kính 8cm:
b) Có bán kính 5m.

Hướng dẫn giải:

a) Chu vi hình tròn là:
   8 x 3,14 = 25,12 (cm)
     Đáp số : 25,12cm b) Chu vi hình tròn bán kính 5m là :
   2 x 5 x 3,14 = 31,4 (m)
     Đáp số : 31,4m.

Bài 8 (trang 8 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Một mặt bàn hình tròn có đường kính là 13,5dm. Tính chu vi mặt bàn đó.

Hướng dẫn giải:

Chu vi mặt bàn là :
   13,5 x 3,14 = 42,39 (dm)
     Đáp số : 42,39dm.

Vui học (trang 8 Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2):

Vòng quay ở một công viên có kích thước được mô phỏng như hình vẽ bên. Nếu bạn Hùng đang ở vị trí cao nhất của vòng quay thì bạn Hùng cách mặt đấy bao nhiêu mét ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

Bạn Hùng ở vị trí cao nhất của vòng quay sẽ cách mặt đất : 6,5 x 2 + 2,5 = 15,5(m)
Vì : Vị trí cao nhất cách vị trí thấp nhất bằng bán kính của đường tròn và bằng : 6,5 x 2 = 13 (m)
Vị trí thấp nhất cách mặt đất 2,5m.
Do đó vị trí cao nhất cách mặt đất : 13 + 2,5 = 15,5 (m)

Các bài Giải bài tập Cùng em học Toán lớp 5 Tập 2 khác:

Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác: