Công nghệ 6 Bài 3: Sử dụng và bảo quản trang phục
1 (Trang 33 Công nghệ 6 VNEN). Sử dụng và bảo quản trang phục hợp lí có tác dụng gì?
Trả lời:
- Sử dụng và bảo quản trang phục hợp lí giúp ta bảo vệ được trang phục trước những tác động xấu của thời tiết, va đập, phá hoại khác. Giúp trang phục bền hơn, giúp ta tiết kiệm hơn trong việc mua sắm trang phục.
2 (Trang 33 Công nghệ 6 VNEN). Em đã bảo quan trang phục của mình bằng những cách nào?
Trả lời:
Em bảo quản trang phục bằng cách giặt và phơi theo hướng dẫn nhà sản xuất tuỳ theo chất liệu từng loại vải. Cất gọn gàng, ngăn nắp vào tủ sạch, chống ẩm mốc.
1. Sử dụng trang phục hợp lí
a) Đọc thông tin
b) Thực hiện nhiệm vụ (trang 34 Công nghệ 6 VNEN)
Chọn các tiêu đề: trang phục thể thao , trang phục lao động, trang phục biểu diễn, trang phục đi chơi, đồng phục, trang phục dân tộc để đặt tên cho các hình ảnh A, B, C, D, E, F ở hình 11 sao cho phù hợp lí.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào sử dụng trang phục hợp lí? Tại sao cần phải sử dụng trang phục hợp lí?
+ Theo em học sinh phổ thông thường có những loại trang phục nào?
Trả lời:
- Chọn tiêu đề:
+ Trang phục dân tộc;
+ Trang phục thể thao;
+ Đồng phục;
+ Trang phục biểu diễn;
+ Trang phục lao động;
+ Trang phục đi chơi.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Sử dụng trang phục hợp lí là sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc mình tham gia, đồng thời biết cách phối hợp trang phục sao cho hài hoà, đẹp.
+ Sử dụng trang phục hợp lí để tạo cho ta cảm giác tự tin, thoải mái, đồng thời gây được thiện cảm với người xung quanh. Không những vậy, sử dụng trang phục hợp lí còn giúp ta tôn được vẻ đẹp cơ thể.
+ Học sinh phổ thông có các loại trang phục: Trang phục đi học, trang phục ở nhà, trang phục lao động, trang phục mặc vào những dịp đi chơi, lễ hội. Ngoài ra, có thể có trang phục thể thao.
2. Bảo quản trang phục
a) Đọc thông tin
b) Thực hiện nhiệm vụ (trang 36 Công nghệ 6 VNEN)
Trả lời câu hỏi
+ Bảo quản trang phục có ý nghĩa thế nào?
+ Trong các công việc bảo quản trang phục, em đã tham gia làm công việc nào khi ở nhà? em hãy mô tả lại cách thực hiện công việc đó?
+ Giả sử không có bàn là (ủi) em sẽ làm thế nào để trang phục luôn phẳng phiu?
Trả lời:
+ Bảo quản trang phục giữ cho trang phục luôn sạch sẽ, đẹp, bền, lâu hỏng, tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc. Bảo quản trang phục còn là cách làm cho mọi người xung quanh thấy mình là người sạch sẽ, cẩn thận, chăm chỉ.
+ Em gấp gọn gàng quần áo vào tủ khi đã phơi khô.
+ Em giặt quần áo bằng tay nhiều lần cho sạch, Trước khi phơi, em giũ mạnh, nhiều lần cho quần áo phẳng phiu rồi treo vào mắc áo để phơi. Khi quần áo khô, em treo vào mắc ở tủ hoặc nơi cất giữ quần áo.
Bài tập 1 (Trang 36 Công nghệ 6 VNEN). Chuẩn bị đến ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 nhà trường tổ chức cho học sinh lao động trồng cây, quét dọn vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Các bạn tham gia lao động nên sử dụng trang phục nào trong những trang phục sau đây là phù hợp nhất?
A: Trang phục có chất liệu bằng vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao
B: Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp.
C: Trang phục có chất liệu vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày ba ta
D: Trang phục có chất liệu bằng vải nilon, màu tối, kiểu may diêm dúa, rộng rãi, dép thấp.
Trả lời:
- Em chọn đáp án C
Bài tập 2 (Trang 37 Công nghệ 6 VNEN). Trường em quy định có một số ngày học sinh cả trường mặc đồng phục còn những ngày khác thì học sinh sử dụng trang phục tùy chọn. Em thường chọn và sử dụng trang phục như thế nào khi đi học? ( may bằng loại vải gì? màu sắc, kiểu may như thế nào?)
Trả lời:
- Những ngày không phải mặc đồng phục, em chọn trang phục may bằng vải tự nhiên, cotton. Màu sắc xanh, đen, trắng; phong cách nhẹ nhàng phù hợp với tuổi học sinh.
Bài tập 3 (Trang 37 Công nghệ 6 VNEN). Hôm trước đi đá bóng về, quần áo của Bình bị lấm lem ướt đẫm mồ hôi. Sau khi thay ra, Bình cho luôn bộ quần áo đó vào trong máy giặt để giặt cùng quần áo của cả nhà. Mẹ biết vậy bảo Bình lần sau không được làm như thế. Em hãy giải thích cho Bình biết lần sau Bình nên làm thế nào cho đúng?
Trả lời:
- Việc Bình cho luôn quần áo bị lấm lem, ướt đẫm mồ hôi vào máy giặt để giặt cùng với quần áo của cả nhà là không đúng vì máy giặt khó có thể giặt sạch vết lấm lem. Lần sau, Bình nên giặt qua quần áo một lượt bằng nước sạch rồi dùng xà phòng sát vào những chỗ bị lấm lem trên quần áo để vò cho sạch vết bẩn. Sau đó mới cho quần áo vào máy giặt để giặt cùng với quần áo mọi người.
Bài tập 4 (trang 37 Công nghệ 6 VNEN). Mùa hè, trời nắng to. Trước khi đi làm, mẹ nhờ Hà phơi quần áo mẹ vừa giặt xong giúp mẹ. Hà nhặt từng trang phục ra phơi luôn, không giũ phẳng và cũng không lộn như vậy đúng hay chưa đúng? Các trang phục của nhà Hà sẽ như thế nào sau khi phơi?
Trả lời:
Khi phơi trang phục, Hà không giũ phẳng và không lộn mặt trái của trang phục ra ngoài là chưa đúng vì với cách làm như vậy, các trang phục của nhà Hà sẽ bị nhàu, mất nhiều công là ủi. Những trang phục màu còn bị phai màu ở mặt phải, chóng cũ khi phơi dưới nắng to.
1 (Trang 37 Công nghệ 6 VNEN). Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản trang phục của mọi người trong gia đình mình. Đối chiếu với cách sử dụng, bảo quản trang phục trong bài học, nêu nhận xét và đề xuất cách lựa chọn, bảo quản trang phục của mọi người cho phù hợp.
Trả lời:
Ở nhà em sử dụng và bảo quản trang phục như sau:
- Với một số trang phục làm bằng vải đặc biệt cần có cách xử lí riêng, còn lại thì gia đình em sẽ ngâm quần áo trước một lúc (tránh ngâm chung quần áo trắng với các đồ còn lại).
- Giặt quần áo, dùng xà phòng và nước xả vải rồi phơi quần áo.
- Phơi quần áo xong sẽ là và gấp gọn gàng.
2 (Trang 37 Công nghệ 6 VNEN). Vận dụng kiến thức đã học vào việc bảo quản trang phục cho bản thân và mọi người trong gia đình. Làm được như vậy sẽ giúp em hiểu rõ hơn về cách bảo quan trang phục mà em đã được học.
Ghi ngắn gọn kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của em để chia sẻ vưới các bạn.
Trả lời:
- Nhờ kiến thức đã học được, em đã biết được cách sử dụng và bảo quản trang phục hơn như:
+ Ngâm quần áo có vết bẩn riêng
+ Gấp gọn gàng quần áo sau khi phơi khô.
2 (Trang 4 Công nghệ 38 VNEN). Tìm hiểu các kí tự hướng dẫn giặt, là, phơi trang phục
Ở quần áo may sẵn ( do nhà máy, công ty sản xuất) thường có đính mảnh vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt vải và kí hiệu quy định chế độ giặt, là, phơi khô để người sử dụng trang phục theo đó thực hiện nhằm bảo quản trang phục.
Trả lời:
1. Giặt ở nhiệt độ tối đa 40 độ C
2. Không giặt mạnh
3. Giặt tay
4. Vệ sinh khô tron dung môi 3Clo- Etylen
5. Không được sấy, làm khô bằng cách phơi thông thường
6. Không sấy khô
7. tẩy trắng
8. Không tẩy trắng
9. Là ở nhiệt độ tối đa 200 độ C
10. Là ở nhiệt độ tối đa 150 độ C
11. Là ở nhiệt độ tối đa 100 độ C
12. Không là
3 (Trang 4 Công nghệ 38 VNEN). Em hãy tìm hiểu cách lựa chọn và bảo quản trang phục của những người xung quanh và ghi lại những gì tìm hiểu được.
Ghi ngắn gọn kết quả thực hiện hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Trả lời:
Mẹ: ngâm, giặt máy, ngâm nước xả, phơi khô, là và gấp gọn.
Bà: ngâm, giặt tay, phơi khô và gấp gọn.
Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 6 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 4: Ăn uống hợp lí
- Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bài 1: Thu nhập của gia đình
- Bài 2: Chi tiêu trong gia đình
- Bài 3: Lập kế hoạch chi tiêu
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều