Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 1: Đo độ dài

Video Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 1: Đo độ dài - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Bài C1 trang 6 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 3:12): Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:

1m = (1)... dm.

1m = (2)... cm.

1cm = (3)... mm.

1km = (4)... m.

Hướng dẫn giải:

(1) 1m = 10dm;

(2) 1m = 100cm;

(3) 1cm = 10mm;

(4) 1km = 1000m.

Bài C2 trang 6 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 4:03): Hãy ước lượng độ dài lm trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em đúng không?

Hướng dẫn giải:

Ước lượng độ dài lm trên cạnh bàn bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.

Bài C3 trang 6 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 5:56): Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không?

Hướng dẫn giải:

Học sinh tự làm thí nghiệm và kiểm tra lại bằng thước.

Ví dụ: một bạn ước lượng gang tay của mình là khoảng 15cm. Sau đó dùng thước kẻ có chia vạch kiểm tra độ dài gang tay của mình và thu được kết quả đo là 16cm.

Như vậy bạn đó ước lượng gần đúng so với kết quả đo được.

Bài C4 trang 7 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 8:26): Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng)?

Giải bài C4 trang 7 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6 Giải bài C4 trang 7 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6 Giải bài C4 trang 7 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Hình a: Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).

Hình b: Học sinh (HS) dùng thước kẻ.

Hình c: Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).

Bài C5 trang 7 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 12:04): Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.

Hướng dẫn giải:

Tùy theo thước đang sử dụng của học sinh.

Ví dụ thông thường thước kẻ dùng cho học sinh là loại thước có:

+ GHĐ khoảng 20cm hoặc 30cm.

+ ĐCNN của thước là 1mm.

Bài C6 trang 7 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 13:06): Có 3 thước đo sau đây:

- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

- Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

- Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

Hỏi nên dùng thước nào để đo:

a. Chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6?

b. Chiều dài của cuốn sách Vật lí 6?

c. Chiều dài của bàn học?

Hướng dẫn giải:

a. Em nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6.

b. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6.

c. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo độ dài của bàn học.

Bài C7 trang 7 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 16:15): Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, sác số đo cơ thể của khách hàng?

Hướng dẫn giải:

Thợ may thuờng dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài mảnh vải và dùng thước dây đế đo các số đo cơ thể của khách hàng.

Giải bảng 1.1. Bảng kết quả đo độ dài:

Độ dài vật cần đo Độ dài ước lượng Chọn dụng cụ đo độ dài Kết quả đo (cm)
Tên thước GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6
Chiều dài bàn học của em 100cm Thước dây 2m 1mm 100cm 99cm 100cm Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6
Bề dày cuốn sách Vật lí 6 5mm Thước kẻ 30cm 1mm 4mm 5mm 6mm Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6

Hướng dẫn giải:

Dùng thước dây hoặc thước kẻ để đo độ dài:

Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6 Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6

Kết quả ví dụ:

Độ dài vật cần đo Độ dài ước lượng Chọn dụng cụ đo độ dài Kết quả đo (cm)
Tên thước GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6
Chiều dài bàn học của em 100cm Thước dây 2m 1mm 100cm 99cm 100cm Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6
Bề dày cuốn sách Vật lí 6 5mm Thước kẻ 30cm 1mm 4mm 5mm 6mm Giải Bảng 1.1 Bảng kết quả đo độ dài Vật Lí lớp 6

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học