Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật
Hoạt động 1 (Sgk Tự nhiên và Xã hội 1 trang 60): Hoạt động quan sát và trả lời: Hãy chỉ và nói cây nào là?
- Cây rau
- Cây hoa
- Cây gỗ
Gợi ý: Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi. Cây rau thì lá của nó màu gì? Cây hoa thì phải có hoa nhỉ. Cây thân gỗ thì thân của nó rất cao.
Trả lời:
- Bức tranh 1 là cây rau.
- Bức tranh thứ 2 là cây gỗ.
- Bức tranh thứ 3, 4 là cây hoa.
Hoạt động 2 (Sgk Tự nhiên và Xã hội 1 trang 60): Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời: Hãy kể tên một số cây rau, cây hoa, cây gỗ bạn biết. Nêu lợi ích của chúng.
Gợi ý: Em liên hệ thực tế và liệt kê một số cây gỗ, cây rau, cây hoa mà em biết.
Trả lời
- Một số cây rau, cây hoa, cây gỗ là:
+ Cây gỗ: cây bàng, cây phượng, cây đa,….
+ Cây rau: xà lách, rau cải, rau mùng tơi,....
+ Cây hoa: hoa loa kèn, hoa hồng, hoa tuylip
- Lợi ích của chúng là: cây rau cung cấp thực phẩm hàng ngày cho chúng ta. Cây gỗ che bóng mát, chóng xói mòn đất khi lũ bão. Cây hoa để làm cảnh và trang trí nhà.
Hoạt động 3 (Sgk Tự nhiên và Xã hội 1 trang 61): Hoạt động quan sát và trả lời: Hãy chỉ và nói tên các con vật có lợi. Hãy chỉ và nói tên các con vật có hại.
Gợi ý: quan sát bức tranh và chỉ ra con vật có lợi và con vật có hại. Con mèo, con chó, con gà….giúp ích cho chúng ta không? Con chuột, con gián có hại không nhỉ?
Trả lời:
- Con vật có lợi: cá chim, cá trê, mèo, chó, vịt, gà.
- Con vật có hại: rán, muỗi, ruồi, chuột.
Hoạt động 4 (Sgk Tự nhiên và Xã hội 1 trang 61): Hoạt động trò chơi học tập: Trò chơi “ Đố bạn cây gì, con gì?”
Các em quan sát xem đây là cây gì? Con gì?
Kiến thức cần nhớ
Có rất nhiều loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước. Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá hoa. Có rất nhiều loài vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống. Nhưng chúng đều có đầu, mình, cơ quan di chuyển. Các loài vật có loài có hại, cũng có loài có.
Xem thêm các bài giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 1 hay, chi tiết khác:
- Bài 30: Trời nắng, trời mưa
- Bài 31: Thực hành quan sát bầu trời
- Bài 32: Gió
- Bài 33: Trời nóng, trời rét
- Bài 34: Thời tiết