Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2 có đáp án Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Với câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin 6 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Năm 2022 - 2023 môn Tin học của bộ sách Chân trời sáng tạo không được Bộ GD&ĐT duyệt, mời các bạn tham khảo trắc nghiệm Tin học 6 của hai bộ sách Kết nối tri thức và Cánh diều.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Xử lý thông tin
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Các thành phần của mạng máy tính
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Truy cập thông tin trên Internet
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 có đáp án cả ba sách hay khác:
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3 (cả ba sách)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 4 (cả ba sách)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 5 (cả ba sách)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 6 (cả ba sách)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 7 (cả ba sách)
Lưu trữ: Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin (sách cũ)
Bài 1: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:
A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý;
B. Nhập → Xử lý → Xuất;
C. Xuất → Nhập → Xử lý ;
D. Xử lý → Xuất → Nhập;
Trả lời: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là Nhập (INPUT) → Xử lý và lưu trữ → Xuất (OUTPUT);
Đáp án: B
Bài 2: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:
A. Bộ nhớ trong của máy tính;
B. Thiết bị trong máy tính;
C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị;
D. Bộ xử lý trung tâm
Trả lời: Bộ xử lý trung tâm (CPU) được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Đáp án: D
Bài 3: Các khối chức năng chính trong khối cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có:
A. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình;
B. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ;
C. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình;
D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; Thiết bị vào; thiết bị ra.
Trả lời: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.
Đáp án: D
Bài 4: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của:
A. Các thông tin mà chúng có;
B. Phần cứng máy tính;
C. Các chương trình do con người lập ra;
D. Bộ não máy tính.
Trả lời: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình do con người lập ra;
Đáp án: C
Bài 5: Chương trình máy tính là:
A. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính;
B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện;
C. Những gì lưu được trong bộ nhớ;
D. Tất cả đều sai
Trả lời: Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
Đáp án: B
Bài 6: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là:
A. Mođem; B. Chuột C. CPU D. Bàn phím
Trả lời: Chuột là thiết bị vào dùng để nhập dữ liệu. Chuột có chức năng di chuyển con trỏ trên màn hình.
Đáp án: B
Bài 7: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là
A. Bàn phím B. CPU C. Chuột D. Màn hình
Trả lời: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ…Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là màn hình.
Đáp án: D
Bài 8: Phần mềm máy tính là:
A. Chương trình máy tính;
B. Tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể;
C. Cả A và B;
D. Chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính.
Trả lời: Phần mềm máy tính là các chương trình máy tính, tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể. Để phân biệt phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm.
Đáp án: C
Bài 9: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?
A. Em có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng;
B. Phần cứng được chế tạo bằng kim loại; còn phần mềm được làm từ chất dẻo;
C. Phần cứng luôn luôn tồn tại, còn phần mềm chỉ tạm thời (tồn tại trong thời gian ngắn);
D. Phần cứng hoạt động ổn định còn phần mềm hoạt động không tin cậy.
Trả lời: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng. Hay phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng.
Đáp án: A
Bài 10: Người ta chia phần mềm ra hai loại chính là các loại nào dưới đây?
A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc;
B. Phần mềm soạn thảo văn bản và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu;
C. Phần mềm của hãng Microsoft và phần mềm của hãng IBM.
D. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Trả lời: Phần mềm máy tính có thể chia làm 2 loại:
- Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức quản lý điều phối các hoạt động chức năng máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
- Phần mềm ứng dụng: chương trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
Đáp án: D
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều