Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 14 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Với câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 Bài 14 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin 6 Bài 14. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Năm 2022 - 2023 môn Tin học của bộ sách Chân trời sáng tạo không được Bộ GD&ĐT duyệt, mời các bạn tham khảo trắc nghiệm Tin học 6 của hai bộ sách Kết nối tri thức và Cánh diều.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 14: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện Sổ lưu niệm
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 có đáp án cả ba sách hay khác:
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 12 (sách mới)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 13 (sách mới)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 15 (sách mới)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 16 (sách mới)
- Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 17 (sách mới)
Lưu trữ: Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản (sách cũ)
Bài 1: Các thành phần của văn bản gồm:
A. Kí tự B. Đoạn C. Trang D. tất cả đáp án trên
Trả lời: Các thành phần của văn bản gồm:
- Kí tự: là con chữ, số, ký hiệu, … là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
- Từ là các kí tự gõ liền nhau.
- Dòng: tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang phải là một dòng.
- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa tạo thành một đoạn văn bản.
- Trang: phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản
Đáp án: D
Bài 2: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản
B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản
C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản
D. Từ - câu - đoạn văn bản - kí tự
Trả lời: sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn: Kí tự - từ - câu - dòng - đoạn văn bản.
Đáp án: B
Bài 3: Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào?
A. f, s, j, r, x
B. s, f, r, j, x
C. f, s, r, x, j
D. s, f, x, r, j
Trả lời: Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím f, s, r, x, j.
Đáp án: C
Bài 4: Để di chuyển con trỏ tới vị trí cần thiết, ta thực hiện:
A. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đó
B. Bằng cách nháy chuột vào vị trí cuối dòng
C. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đầu dòng
D. Bằng cách nháy đúp chuột vào vị trí đó
Trả lời: Để di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần thiết, ta chỉ cần nháy chuột tại vị trí đó. Có thể sử dụng các phím mũi tên, phím Home, End, … trên bàn phím để di chuyển con trỏ.
Đáp án: A
Bài 5: Chọn câu sai:
A. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản
B. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải
C. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết
D. Có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt
Trả lời: Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, trước tiên là ta gõ nội dung văn bản sau khi gõ xong thì trình bày văn bản sau, tránh sửa chữa nhiều lần.
Đáp án: A
Bài 6: Chọn câu gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word.
A. Buổi sáng, chim hót véo von.
B. Buổi sáng , chim hót véo von.
C. Buổi sáng,chim hót véo von.
D. Buổi sáng ,chim hót véo von .
Trả lời: Quy tắc gõ văn bản trong Word là các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.
Đáp án: A
Bài 7: Trong soạn thảo văn bản nhấn Enter một lần để?
A. Phân cách giữa các kí tự
B. Phân cách giữa các từ
C. Phân cách giữa các đoạn
D. Phân cách giữa các trang
Trả lời: Trong soạn thảo văn bản nhấn Enter một lần để phân cách giữa các đoạn
Đáp án: C
Bài 8: Giữa các từ dùng mấy kí tự trống để phân cách?
A. 1 B. 2 C. 2 D. 4
Trả lời: Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống (Space Bar) để phân cách.
Đáp án: A
Bài 9: Chọn câu trả lời đúng về con trỏ soạn thảo văn bản:
A. Có dạng chữ II in hoa hoặc hình mũi tên
B. Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình
C. Cho biết vị trí xuất hiện của ký tự được gõ vào
D. Cả B và C
Trả lời: Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
Đáp án: D
Bài 10: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode?
A. VNI-Times B. VnArial C. VnTime D. Time New Roman
Trả lời:
Phông chữ dùng mã Unicode: Time New Roman, Arial, Tahoma…
Phông chữ dùng mã TCVN3: .VnTime, .VnArial…
Phông chữ dùng mã VNI: VNI-Times, VNI-Top, VNI-Helve…
Đáp án: D
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều