Lý thuyết Tin học 12 Bài 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt Lý thuyết Tin học 12 Bài 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Tin học 12 Bài 10.




Lưu trữ: Lý thuyết Tin học 12 Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ (sách cũ)

1. Mô hình dữ liệu quan hệ.

• Yếu tố của một hệ CSDL:

   + Cấu trúc dữ liệu

   + Các thao tác, phép toán trên dữ liệu

   + Các ràng buộc dữ liệu.

• Mô hình dữ liệu quan hệ (gọi tắt là mô hình quan hệ) được E. F. Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng ba mươi năm trở lại đây, các hệ CSDL xây dựng theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến.

• Về mặt cấu trúc:

   + Dữ liệu được thể hiện trong các bảng.

   + Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ thể.

   + Các cột biểu thị các thuộc tính của chủ thể và tên cột thường là tên của thuộc tính.

   + Mỗi hàng biểu thị cho một cá thể, gồm một bộ các giá trị tương ứng với các cột.

• Về mặt thao tác trên dữ liệu:

   + Có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng.

   + Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ thực hiện các thao tác trên dữ liệu.

• Về mặt các ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong các bảng phải thoả mãn một số ràng buộc. Chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn.

2. Cơ sở dữ liệu quan hệ

a) Khái niệm

• Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ.

• Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ.

• Miền để chỉ kiểu dữ liệu của một thuộc tính.

• Mỗi quan hệ trong CSDL có các đặc trưng chính sau:

• Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ có các đặc trưng chính sau:

   + Mỗi quan hệ có tên để phân biệt với các quan hệ khác;

   + Các bộ là duy nhất và không phân biệt thứ tự;

   + Mỗi thuộc tính có tên phân biệt và không phân biệt thứ tự;

   + Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.

• Một số hệ QTCSDL: Microsoft, Access, Microsoft SQL Sever, …

b) Ví dụ

• Để quản lí việc học sinh mượn sách ở trường, thư viện cần có thông tin về:

   + Tình hình mượn sách

   + Các học sinh có thẻ mượn sách

   + Sách có trong thư viện

c) Khóa và liên kết giữa các bảng

• Khóa

   + Không có hai hàng nào trong một bảng tương ứng bằng nhau trên tất cả các thuộc tính.

   + Trong một bảng, tập thuộc tính được mô tả gọi là khoá của một bảng.

• Khóa chính

   + Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khoá chính (primary key).

   + Trong một hệ QTCSDL quan hệ, khi nhập dữ liệu cho một bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống.

   + Các hệ QTCSDL quan hệ kiểm soát điều đó và đảm bảo sự nhất quán dữ liệu, tránh trường hợp thông tin về một đối tượng xuất hiện hơn một lần sau những cập nhật dữ liệu. Trong mô hình quan hệ, ràng buộc như vậy về dữ liệu còn được gọi là ràng buộc toàn vẹn thực thể(hay gọi ngắn gọn là ràng buộc khóa).

• Lưu ý:

   + Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu.

   + Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất.

• Liên kết: thực chất sự liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 12 có đáp án hay khác:

bai-10-co-so-du-lieu-quan-he.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học