Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Tin học 10 Bài 2.

Năm 2022 - 2023 môn Tin học 10 của bộ sách Chân trời sáng tạo không được Bộ GD&ĐT duyệt, mời các bạn tham khảo Lý thuyết Tin 10 của hai bộ sách Kết nối tri thức và Cánh diều.

Xem thêm lời giải sgk Tin 10 Bài 2:




Lưu trữ: Lý thuyết Tin học 10 Bài 2: Thông tin và dữ liệu (sách cũ)

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

   - thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người.

   - Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thưc thể nào đó, được gọi là thông tin về thực thể đó.

   - Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể hiểu và xử lí được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lường thông tin

   - Mỗi sự vật hiện tượng đều được thể hiện bằng 1 lượng thông tin.

   - Đơn vị cơ bản đo lường thông tin là bit

   - Thuật ngữ bit được dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong 2 kí hiệu là 0 và 1.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

   - Ví dụ có dãy 8 bóng đền, mỗi đèn sáng tương ứng là bit 1, đèn tắt là bit 0 thì ta có dãy 8 bit: 01101001.

   - Bảng các đơn vị đo lường thông tin hay sử dụng:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

3. Các dạng thông tin

Bao gồm: loại số( số nguyên, số thực,..) và loại phi số( văn bản, hình ảnh, âm thanh,..). cung tìm hiểu 1 số dạng của loại phi số

a) Dạng văn bản

   - Là dạng quen thuộc nhất và thường gặp trên các phương tiện thông tin như: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi,..

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

b) Dạng hình ảnh

   - Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,.. là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

c) Dạng âm thanh

   - Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn,… là thông tin dạng âm thanh. Băng từ, đĩa từ,.. có thể dùng làm vật chứa thông tin dạng âm thanh.

4. Mã hóa thông tin trong máy tính

   - Khái niệm mã hóa thông tin: là quá trình biến đổi thông tin về dạng bit để máy tính có thể hiểu và xử lý được.

   - Thông tin phải được mã hóa về các dạng: văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.

   - Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hóa các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255

5. Biểu diễn thông tin trong máy tính

- Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa thành dãy bit.

a. Thông tin loại số

Hệ đếm

Sử dụng các quy tắc và tập kí hiệu để biểu diễn và xác định các số.

- Hệ đếm la mã:

   + Không phụ thuộc vào vị trí.

   + Tập kí hiệu: I = 1; V = 5; X = 10; L = 50; C = 100; D = 500; M = 1000.

Các hệ đếm dùng trong tin học

- Hệ đếm thập phân( hệ cơ số 10):

   + Tập kí hiệu 10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

   + Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo quy tăc:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

- Hệ nhị phân:

   + Chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.

   + Giá trị số trong hệ nhị phân được xác định theo quy tắc:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

- Hệ cơ số mười sáu:

   + Sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

   + Giá tị số trong hệ hexa được xác định theo quy tắc:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

• Biểu diễn số nguyên

   - Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte = 8 bit.

   - Mỗi bit là số 0 hoặc 1, đánh số từ trái sang phải.

   - Bit cao nhất( bit 7) thể hiện dấu, quy ước bit 1 là âm, bit 0 là dương.

Bit 7 Bit 6 Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1

- Ví dụ:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Biểu diễn số thực

Dùng dấu chấm ″.″ Để ngăn cách phần nguyên và phần phân.

Biểu diễn dưới dạng: ±Mx 10-+k. Trong đó:

   + 0,1 ≤ M < 1, M là phần định trị

   + K ≤ 0, K gọi là phần bậc

Ví dụ 1: 13456.25 được biểu diễn dưới dạng 0.1345625 x 105

Ví dụ 2: 0,007 = 0.7x 10-2

Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

b. Thông tin loại phi số

• Văn bản

   - Máy tính dùng 1 dãy bit để biểu diễn kí tự.

   - Để biểu diễn 1 xâu kí tự, máy tính có thể dùng 1 dãy byte, mỗi byte biểu diễn 1 kí tự từ trái sang phải.

   - Ví du: xâu kí tự ″TIN″ được biểu diễn bằng

01010100 01001001 01001110.

• Các dạng khác

   - Mã hóa hìn ảnh, âm thanh thành các dãy bit.

   - ứng dụng: trò chuyện qua video call trên Facebook, Zalo.

• Nguyên lí mã hóa nhị phân

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

bai-2-thong-tin-va-du-lieu.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học