Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 58 có đáp án năm 2023
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện trắc nghiệm Sinh học lớp 9 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 58 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành trong tự nhiên
- Là nguồn vật chất tồn tại trong tự nhiên
- Là nguồn sống của con người
- Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được cho cuộc sống
Trả lời:
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?
- Tài nguyên rừng
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên trí tuệ con người
Trả lời:
Tài nguyên trí tuệ con người không thuộc tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên?
- Có một dạng tài nguyên thiên nhiên đó là tài nguyên không tái sinh
- Có hai dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh
- Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật
Trả lời:
Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?
- Tài nguyên rừng
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên sinh vật
Trả lời:
Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không tái sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây?
- Tài nguyên không tái sinh
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- Tài nguyên tái sinh và tái nguyên không tái sinh
- Tài nguyên tái sinh
Trả lời:
Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?
- Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất
- Dầu mỏ và khí đốt
- Than đá và nguồn khoáng sản kim loại
- Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt
Trả lời:
Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất được xem là nguồn năng lượng sạch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Lợi ích của việc khai thác sử dụng nguồn năng lương từ mặt trời, thuỷ triều, gió là:
- Giảm bớt sự khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh khác
- Hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Đây là nguồn năng lượng có thể cung cấp vĩnh cửu cho con người
- Cả 3 lợi ích nêu trên
Trả lời:
Khai thác sử dụng nguồn năng lương từ mặt trời, thuỷ triều, gió làm giảm bớt sự khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh khác, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, có thể cung cấp nguồn năng lượng vĩnh cửu cho con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là?
- Là chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh
- Là chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh
- Là chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- Là sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại vừa duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau
Trả lời:
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Hãy tìm câu có nội dung sai trong các câu sau đây:
- Đất là môi trường sản xuất lương thực phẩm nuôi sống con người
- Đất là tài nguyên không tái sinh
- Đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông
- Sử dụng đất hợp lí là làm cho đất không bị thoái hoá
Trả lời:
B sai, Đất là tài nguyên tái sinh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:
- Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất
- Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn
- Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất
- Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng
Trả lời:
Cả 3 biện pháp A, B, C đều bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Trồng cây gây rừng có tác dụng gì?
- Phục hồi "lá phổi xanh của Trái đất" đã bị tàn phá, chống hạn hán
- Phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật
- Phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất
- Cả A, B và C
Trả lời:
Trồng cây gây rừng có tác dụng phục hồi "lá phổi xanh của Trái đất" đã bị tàn phá, chống hạn hán, phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật, phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
- Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
- Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
- Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
Trả lời:
Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, cần thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là:
- Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng
- Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có
- Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
- Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng
Trả lời:
Không nên khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng.
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 60 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 61 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 có đáp án năm 2023
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều