Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật thực vật và vi sinh vật



Video Giải Bài 3 trang 98 sgk Sinh học 9 - Cô Nguyễn Ngọc Tú (Giáo viên VietJack)

Bài 3 (trang 98 sgk Sinh học 9) : Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

Lời giải:

  Một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật là:

      - Đối với động vật: sử dụng phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng ở nhóm động vật bậc thấp, có thể cho hóa chất tác động vào tinh hoàn hoặc buồng trứng…

      - Đối với thực vật: tạo giống lúa tám thơm đột biến từ giống lúa tám thơm Hải Hậu khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng 6 - 11. Hay sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu… để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt…

      - Đối với vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn gấp 200 lần dạng ban đầu; tạo ra thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn…

Trả lời câu hỏi và bài tập Sinh học 9 Bài 33 khác :

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:


bai-33-gay-dot-bien-nhan-tao-trong-chon-giong.jsp