Lý thuyết Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

- Cơ quan phân tích gồm:

   + Cơ quan thụ cảm

   + Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm)

   + Bộ phận kích thích ở trung ương (nằm ở vỏ não)

- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác hay, ngắn gọn

- Cơ quan thị giác gồm:

   + Tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)

   + Dây thần kinh thị giác (dây số II)

   + Vùng thị giác (ở thùy chẩm)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác hay, ngắn gọn

- Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt.

- Cấu tạo gồm 3 lớp:

   + Màng cứng

   + Màng mạch

   + Màng lưới

- Chức năng:

   + Tạo ảnh trên màng lưới

   + Điều tiết ánh sáng

- Màng lưới gồm:

   + Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc

   + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu

   + Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.

   + Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các TBTK cảm giác thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên rơi vào đây bạn sẽ không thấy gì.

- Ta nhìn được là nhờ tia sáng phản chiếu từ vật đến mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

bai-49-co-quan-phan-tich-thi-giac.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học