Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Sinh học lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 19 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 19: Một số thân mềm khác
Câu 1: Hãy chọn các nhóm những loài đều thuộc ngành thân mềm:
A. Ốc sên, Mực, Sò, Hải quỳ, San hô
B. Mực, Ốc sên, Bạch tuộc, Sò.
C. Trai sông, Hải quỳ, Mực, Ốc vặn.
D. Tôm sông, Hải quỳ, Mực, Ốc vặn.
Lời giải
Dãy thuộc ngành thân mềm là Mực, Ốc sên, Bạch tuộc, Sò.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Loài nào dưới đây là loài duy nhất có “hộp sọ” để bảo vệ não?
A. Bạch tuộc
B. Ốc sên
C. Mực.
D. Vẹm.
Lời giải
Loài duy nhất có “hộp sọ” để bảo vệ não ở động vật không có xương sống là mực.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng?
A. Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
B. Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp.
C. Có khả năng nguỵ trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát.
D. Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng.
Lời giải
Phát biểu về bạch tuộc đúng là có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?
A. Sống ở biển.
B. Có giá trị thực phẩm.
C. Là đại diện của ngành Thân mềm
D. Có lối sống vùi mình trong cát
Lời giải
Phát biểu về bạch tuộc sai là có lối sống vùi mình trong cát. Bạch tuộc là đại diện của ngành thân mềm, sống ở biển, có giá trị thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
A. Thần kinh, hạch não phát triển.
B. Di chuyển tích cực.
C. Môi trường sống đa dạng.
D. Có vỏ bảo vệ.
Lời giải
Đặc điểm giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt là có thần kinh, hạch não phát triển, là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Đặc điểm khác biệt giữa hệ thần kinh của mực với giun đất là?
A. Có hạch não.
B. Thần kinh dạng mạng lưới.
C. Có hộp sọ bảo vệ não.
D. Cả A, B, C đều sai.
Lời giải
Đặc điểm khác biệt giữa hệ thần kinh của mực với giun đất làc ó hộp sọ bảo vệ não.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Mực bắt mồi như thế nào?
A. Mực rình mồi tại một chỗ.
B. Mực bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng.
C. Mực đuổi theo mồi và dùng tua dài bắt mồi.
D. Cả A, B, C.
Lời giải
Mực săn mồi bằng 2 cách: đuổi bắt mồi và rình bắt mồi một chỗ
+ Đuổi bắt mồi: mực xác định con mồi, đuổi theo và dùng tua dài bắt lấy con mồi
+ Rình bắt mồi: mực lặn trong rong rêu đợi mồi, dùng tua dài bắt lấy mồi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?
A. Vùi mình sâu vào trong cát.
B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.
D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Lời giải
- Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù để trốn. Hỏa mù mặc phun ra che mắt động vật khác, còn mực di chuyển ngược lại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ở mực ống, vai trò chủ yếu của tuyến mực là
A. săn mồi.
B. hô hấp
C. tiêu hoá
D. tự vệ.
Lời giải
Ở mực ống, vai trò chủ yếu của tuyến mực là tự vệ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù
B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ
D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ
Lời giải
Ốc sên tự vệ bằng cách co rụt cơ thể vào trong vỏ cứng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Ốc sên phá hoại cây trồng như thế nào?
A. Đến mùa sinh sản, ốc đào lỗ đẻ trứng làm hại rễ cây
B. Là vật chủ trung gian truyền bệnh cho cây
C. Ốc sên ăn thực vật.
D. Cả A, B, C.
Lời giải
Ốc sên phá hoại cây trồng vì đến mùa sinh sản, ốc đào lỗ đẻ trứng làm hại rễ cây. Ốc sên ăn thực vật và là vật chủ trung gian truyền bệnh cho cây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “hóa thạch sống”?
A. Ốc sên.
B. Ốc vặn
C. Ốc xà cừ.
D. Ốc anh vũ.
Lời giải
Động vật xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “hóa thạch sống” là Ốc anh vũ.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều