Lý thuyết Sinh học 7 Bài 31: Cá chép hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 31: Cá chép - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

Giới thiệu chung ngành Động vật có xương sống

Ngành Động vật có xương sống chủ yếu gồm các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú (lớp Có vú). Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống với các ngành Động vật không xương sống. Cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là Động vật có xương sống.

- Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, ruộng, sông, suối…). Chúng ưa các vực nước lặng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 31: Cá chép hay, ngắn gọn

- Cá chép ăn tạp: ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 31: Cá chép hay, ngắn gọn

Cá chép tìm kiếm thức ăn

- Cá chép là động vật biến nhiệt. Nhiệt độ cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước.

- Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

1. Cấu tạo ngoài

- Thân cá chép hình thoi, dẹp bên, mắt không có mi mắt, có hai đôi râu.

- Thân phủ vảy xương, tì lên nhau xếp như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có các tuyến tiết chất nhày.

- Vây cá có những tia vây được căng bởi da mỏng. Vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng. Vây lẻ gồm vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 31: Cá chép hay, ngắn gọn

Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn

Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân Giảm sức cản của nước
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước Màng mắt không bị khô
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang
5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân Có vai trò như bơi chèo

2. Chức năng của vây cá

- Khi bơi cá uốn mình, khúc đuôi mang vây đuôi đẩy nước làm cá tiến lên phía trước

- Đôi vây ngực và đôi vây bụng, ngoài chức năng giữ thăng bằng cho cá, còn giúp cá bơi hướng lên trên hoặc bơi hướng xuống dưới, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.

- Vây lưng và vây hậu môn làm tăng diện tích dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ca-chep.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học