Lý thuyết Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép hay, ngắn gọn

1. Tiêu hóa

Cá chép có bong bóng chứa đầy không khí trong bụng, nên chúng có thể chìm nổi trong nước dễ dàng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép hay, ngắn gọn

Sơ đồ cấu tạo cá chép

1 – Tim, 2 – Gan, 3 – Túi mật, 4 – Ruột, 5 – Tỳ, 6 – Buồng trứng, 7 – Hậu môn, 8 – Lỗ niệu sinh dục, 9 – Niệu quản, 11 – Bóng hơi, 12 – Thân, 13 – Mang, 14 – Não bộ

Bảng: Chức năng của các bộ phận tiêu hóa ở cá

Các bộ phận của hệ tiêu hóa Chức năng
Miệng Cắn, xé, nghiền nát thức ăn
Hầu Chuyển thức ăn xuống thực quản
Thực quản Chuyển thức ăn xuống dạ dày
Dạ dày Co bóp, nghiền nhuyễn thức ăn
Ruột Tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng
Gan Tiết ra dịch mật
Túi mật Chứa dịch mật tiêu hóa thức ăn
Hậu môn Thải chất cặn bã

Cá chép có hệ tiêu hóa phân hóa chức năng rõ ràng, thức ăn được lấy vào từ miệng theo hầu và thực quản đi xuống dạ dày, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thức ăn chuyển đến ruột để tiêu hóa nốt và hấp thu chất dinh dưỡng, các chất cặn bã thải ra ngoài qua hậu môn.

2. Tuần hoàn và hô hấp

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép hay, ngắn gọn

a. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch

- Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất, nối với các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín.

- Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ôxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp ôxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín.

b. Hệ hô hấp

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép hay, ngắn gọn

- Cá hô hấp nhờ mang. Mang có các cung mang chứa rất nhiều mao mạch máu.

- Do miệng và nắp mang đóng mở liên tục nên sự hô hấp diễn ra liên tục. Khí ôxi trong nước khuếch tán vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước.

3. Bài tiết

Phía giữa khoang thân, sát với sống lưng có 2 thận màu tím đỏ, nằm 2 bên cột sống, thận cá thuộc thận giữa (trung thận), còn đơn giản, có chức năng lọc máu, thải các chất không cần thiết ra ngoài nhưng khả năng lọc chưa cao.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép hay, ngắn gọn

- Ở cá chép, hệ thần kinh hình ống gồm não bộ (trong hộp sọ) và tủy sống (trong cung đốt sống).

- Não trước chưa phát triển nhưng tiểu não tương đối phát triển, có vai trò điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp khi bơi.

- Hành khứu giác, thùy thị giác cũng rất phát triển

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép hay, ngắn gọn

- Các giác quan quan trọng ở cá là mắt mũi (mũi cá chỉ để ngửi mà không để thở), cơ quan đường bên cũng là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

cau-tao-trong-cua-ca-chep.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học