Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài giảng: Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật (đơn tính) là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là :

- Giai đoạn hình thành trứng và tinh trùng (1)

- Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử) (2)

- Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới (3)

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Vài loài giun đốt và vài loài thân mềm là động vật lưỡng tính, nghĩa là trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. Mặc dù, mỗi cá thể đều tạo ra tinh trùng và trứng những không thể tự thụ tinh được. Thụ tinh xảy ra giữa hai cá thể bất kì, tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá thể khác và ngược lại, nghĩa là thụ tinh chéo.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Động vật sinh sản hữu tính có 2 hình thức thụ tinh : thụ tinh ngoài và thụ tinh trong

- Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

- Thụ tinh ngoài có hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện.

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Thụ tinh trong có hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn.

Trong sinh sản hữu tính, rất nhiều loài động vật đẻ trứng, nhiều loài khác đẻ con.

- Tất cả các thú (trừ thú thấp) đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.

- Cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng. Tuy nhiên, có vài loài cá và vài loài bò sát đẻ con. Trứng thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng chứ không phải nhờ trao đổi chất qua nhau thai như ở thú.

Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:

sinh-san-huu-tinh-o-dong-vat.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học