Lý thuyết Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4
Bài giảng: Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4 - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
Giống nhau:
Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.
Khác nhau:
Ở thực vật chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc nhận và truyền kích thích cũng như phản ánh kích thích như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích của tác nhân môi trường ở thực vật dựa trên 2 cơ chế :
- Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan
- Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hóa của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó)
Ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
Tập tính bẩm sinh (Phản xạ không điều kiện) | Tập tính học được (Phản xạ có điều kiện) |
---|---|
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài | Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm |
- Sinh trưởng là quá trình thay đổi về số lượng (tăng kích thước và khối lượng cơ thể) nhờ tăng số lượng và kích thước tế bào
- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau : sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả)
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật
- Giống nhau
Đều gồm các giai đoạn phân bào, lớn lên của tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh các hình thái cơ quan và cơ thể.
- Khác nhau :
+ Ở thực vật :
Quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở nơi có tế bào phân chia. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong suốt chu kì sống của cây.
+ Ở động vật :
Qúa trình phát triển phân hóa, biệt hóa tế bào chủ yếu xảy ra trước khi cơ thể được sinh ra. Sau khi sinh ra chúng chủ yếu là sinh trưởng.
- Các loại hoocmôn
+ Hoocmôn thực vật
Hoocmôn kích thích gồm : auxin (AIA), gibêrelin (GA), xitôkinin
Hoocmôn ức chế gồm : êtilen, axit abxixic
+ Hoocmôn động vật
Động vật không có xương sống : ecđixơn, juvenin
Động vật có xương sống : hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testostêrôn và ơstrôgen
- Hoocmôn và ứng dụng
Hoocmôn | Ứng dụng |
---|---|
Auxin | - Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Kích thích cành giâm ra rễ |
Gibêrelin | Phá ngủ cho củ khoai tây |
Xitôkinin | Nuôi cấy mô và tế bào thực vật |
Êtilen | Thúc quả chín, tạo quả trái vụ |
Axit abxixic | Đóng khí khổng |
Qua biến thái hoàn toàn | Qua biến thái không hoàn toàn | Không qua biến thái | |
---|---|---|---|
Đặc điểm | Ấu trùng có đặc điểm cấu tạo và sinh lí và hình dạng khác con trưởng thành, cần trải qua giai đoạn trung gian. | Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành | Con non sinh ra đã có đặc điểm cấu tạo và hình thái tương tự con trưởng thành |
Các giai đoạn phát triển cá thể | Phôi và hậu phôi | Phôi và hậu phôi | Phôi thai và sau sinh |
Ví dụ | Bướm, ếch… | Châu chấu, ong, … | Báo, chó, người… |
Giống nhau: Sinh sản ở thực vật và động vật đều có :
- Hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào là nguyên phân
- Sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật đều có quá trình giảm phân tạo giao tử đực (n), có sự hợp nhất 2 giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử (2n) rồi phát triển thành phôi, thành cơ thể mới.
Khác nhau
- Sinh sản vô tính ở thực vật có các hình thức sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng
- Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức : phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có thụ tinh kép, còn ở động vật chỉ có 1 quá trình thụ tinh.
Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:
- Lý thuyết Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Lý thuyết Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- Lý thuyết Bài 3: Thoát hơi nước
- Lý thuyết Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- Lý thuyết Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều