Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 10 có đáp án năm 2021 mới nhất

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 6 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 10 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Câu 1: Hiện vật nào chứng tỏ cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim?

A. phát hiện được nhiều thạp đồng.

B. phát hiện được nhiều trống đồng.

C. phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đổng, dùi đồng...

D. phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng

Lời giải

Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp Việt Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Điều này chứng tỏ thuật luyện kim đã được phát minh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Nền sản xuất nông nghiệp lúa nước phát triển đã đặt ra yêu cầu gì đối với cuộc sống của con người?

A. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất

B. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.

C. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.

D. Phải du canh, du cư.

Lời giải

Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi sự chăm sóc rất lớn. Do đó con người cần phải sống định cư, ổn định sản xuất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của công cụ lao động thời Phùng Nguyên và Hoa Lộc là

A. Ghè đẽo thô sơ.

B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc.

C. Mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.

D. Ghè đẽo cẩn thận, tỉ mỉ, hình dáng gọn đẹp.

Lời giải

Trong một số di chỉ như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum) có niên đại cách ngày nay 4000 – 3000 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng loạt công cụ: những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Kim loại đầu tiên được cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc sử dụng là

A. Sắt

B. Đồng

C. Nhôm

D. Kẽm

Lời giải

Kim loại được cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc dùng đầu tiên là đồng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Vì sao đồng bằng ven sông lại được chọn là nơi định cư lâu dài của con người?

A. Đồng bằng thuận lợi cho việc đi lại

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để sinh sống và sản xuất

C. Đồng bằng có khí hậu ấm áp hơn so với vùng rừng núi

D. Đồng bằng thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán

Lời giải

Đồng bằng ven sông là vùng đất đai bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc quần tụ dân cư, phát triển sản xuất đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước. Chính vì thế, đồng bằng ven sông được con người chọn làm nơi định cư lâu dài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nền văn hóa nào đã mở đầu thời đại kim khí ở Việt Nam?

A. văn hóa Phùng Nguyên

B. văn hóa Sa Huỳnh

C. văn hóa Óc Eo

D. văn hóa Đông Sơn

Lời giải

Với việc phát minh ra kĩ thuật luyện kim, có thể nói cư dân văn hóa Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại kim khí ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đồ kim khí dần thay thế cho đồ đá trong đời sống người Việt cổ không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Sắc bén, có thể khai phá được nhiều vùng rộng lớn

B. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.

C. Tạo ra những công cụ bền hơn

D. Thúc sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Lời giải

Những ưu điểm của đồ kim khí bao gồm:

- Tạo ra công cụ, vật dụng mới khá bền, mà không giòn như đá

- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.

- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.

=> Đồ kim khí dần thay thế cho đồ đá trong đời sống người Việt cổ.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự tiến bộ của công cụ sản xuất thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc so với thời kì trước?

A. Công cụ lưỡi rìu đá có vai được mài rộng ra hai mặt.

B. Nhiều loại hình công cụ hơn.

C. Kĩ thuật làm đồ gốm được nâng lên (in hoa văn).

D. Nhiều chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo, có hình thù rõ ràng.

Lời giải

Công cụ lao động thời kì Phùng Nguyên, Hoa Lộc có sự tiến bộ hơn so với thời kì trước được thể hiện ở một số mặt như

- Kĩ thuật chế tác đã được nâng cao khi những chiếc rìu đá đã được mài nhẵn hai mặt

- Đa dạng các loại hình công cụ

- Kĩ thuật làm gốm có bước phát triển đáng kể từ khâu chọn nguyên liệu, quá trình chế tác sử dụng bàn xoay…loại hình đồ gốm đa dạng, đã được chuyên môn hóa thành đồ đựng, đồ đun nấu. đồ dùng trong sinh hoạt…

=> Đáp án D kĩ thuật ghẽ đẽo là đặc trưng của công cụ lao động thời sơ kì đá cũ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hai phát minh quan trọng tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của cư dân thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc là gì?

A. Làm đồ gốm và đúc đồng.

B. Kĩ thuật mài đá và luyện kim.

C. Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.

D. Trồng trọt và chăn nuôi

Lời giải

Hai phát minh quan trọng tạo ra bước chuyển lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì Phùng Nguyên Hoa Lộc là:

- Thuật luyện kim: giúp con người đúc được nhiều loại công cụ khác nhau, công cụ sắc bén hơn, cho năng suất lao động cao hơn.

- Nghề nông trồnglúa nước: giúp con người có thể định cư lâu dài, ổn định về nguồn thức ăn. Cây lúa nước trở thành lương thực chính của con người cùng với các loại cây, củ khác.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Một trong những điểm tiến bộ trong sinh hoạt của cư dân Phùng Nguyên – Hoa Lộc so với cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn là

A. Sử dụng các công cụ đá và biết mài đá.

B. Con người đã biết đến trồng trọt và chăn nuôi.

C. Con người biết làm đồ trang sức và đồ gốm.

D. Con người định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.

Lời giải

Nội dung

Người Hòa Bình – Bắc Sơn

Người Phùng Nguyên – Hoa Lộc

Nơi ở

- Chủ yếu ở các hang động, mái đá, họ biết làm các túp lều lợp bằng cỏ hoặc lá cây

- Định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học