Lý thuyết GDCD 7 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay, chi tiết

I.Khái quát nội dung câu chuyện

* Nhà nước:

- Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời ngày 02-09-1945. Bác Hồ làm Chủ tịch.

- Nhà nước Việt Nam DCCH ra đời là thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8-1945, do ĐCSVN lãnh đạo.

- Ngày 2.7.1976 Quốc hội đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Vì: Chiến dịch HCM lịch sử đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH.

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo.

* Phân cấp bộ máy nhà nước: 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

- Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao.

- HĐNH, UBND, TAND, VKSND tỉnh-thành phố.

- HĐNH, UBND, TAND, VKSND huyện (quận, thị xã)

- HĐND - UBND xã (Phường, thị trấn).

II. Nội dung bài học

2.1 Bộ máy nhà nước

- Bộ máy nhà nước: Là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương gồm 4 loại cơ quan:

   + Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã).

   + Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp.

   + Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự.

   + Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân ( Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự).

- Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước:

   + Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội.

   + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại.

   + Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân.

Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đứng đầu Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội.

- HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương:

+ Ra nghị quyết về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

+ Ra nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu ra. Nhiệm vụ:

+ Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội.

+ Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,...

- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

- Toà án nhân dân là Cơ quan xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân → GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương.

- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án).

2.2 Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

- Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại điện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 có đáp án, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

bai-17-nha-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học