Lý thuyết GDCD 7 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa hay, chi tiết

I.Khái quát nội dung câu chuyện

- Di sản văn hóa: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…

- Di tích lịch sử và cách mạng: Bến nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh, Côn Đảo, hang Pắc Bó…

- Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, ngũ hành sơn…

- Những di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận:

   + Vật thể: Cố dô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, phong nha kẻ bàng

   + Phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hát Xoan, hát quan họ…

=> Ý nghĩa: Ở nước ta di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng, tồn tại với nhiều hình thức từ vật thể đến phi vật thể mang lại giá trị du lịch cao. Các di sản văn hóa góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc ta trên các lĩnh vực. Vì vậy, chúng ta cần phải biết giữ gìn và bảo vệ các di sản đó.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm:

- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

- Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.

   + Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

   + Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Hát xoan (Phú Thọ) được UNESCO công nhận văn hóa phi vật thể năm 2011.

2.2 Ý nghĩa:

- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

2.3. Những qui định của pháp luật:

- Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

- Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

- Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

- Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

- Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 có đáp án, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

bai-15-bao-ve-di-san-van-hoa.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học