GDCD 7 trang 48 Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo



Trọn bộ lời giải bài tập GDCD 7 trang 48 Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD lớp 7 trang 48. Bạn vào trang hoặc Xem lời giải để theo dõi chi tiết.




Lưu trữ: GDCD 7 trang 48 (sách cũ)

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 15 trang 48

a) Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại những bức ảnh trên.

Trả lời:

   Ảnh 1: Di sản văn hóa Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới tháng 12 năm 1999.

   Ảnh 2: Bến Nhà Rồng - TP HCM là di tích lịch sử đã trở thành nơi mà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòng yêu nước, là nơi đánh dấu sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu đất nước.

   Ảnh 3: Vịnh Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp của tự nhiên (Vịnh Hạ Long đã được xếp hạng là di sản thiên nhiên Thế giới).

b) Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới.

Trả lời:

- Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Chùa Thiên Mụ, Hồ Hoàn Kiếm, Hội An...

- Di tích lịch sử: Động Tiên Sơn, bia Lê Lợi, Di chỉ khảo cổ học Nậm Tun, Cầu Mây và Cổng trời thuộc Khu vực đèo Ô Quý Hồ...

- Di sản văn hóa: Hang Pắc Bó (Cao Bằng); Côn Đảo; Đền Hùng (Phú Thọ); Dốc Miếu (Quảng Trị); Địa đạo Củ Chi

- Di sản văn hóa thế giới: Pháo đài Ba - Xti (Pháp); Núi Fuji (Nhật Bản); Ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản-horiju; Thành phô" Damascus (Ả Rập)...

c) Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới ?

Trả lời:

- Di sản văn hoá vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Khu di tích Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ.

- Di sản văn hoá phi vật thể: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Hát xoan; Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội; Ca trù; Dân ca quan họ; Không gian văn hoá cồng Chiêng Tây Nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế.

d) Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá ?

Trả lời:

- Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên.

- Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

- Những cổ vật quý hiếm của quốc gia dễ bị đánh tráo, mất cắp nếu không bảo tồn, gìn giữ.

đ) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

- Không ngồi lên hiện vật, vẽ bậy lên các hiện vật.

- Đi tham quan, tìm hiểu về các danh lam, di tích.

- Đấu tranh, phê phán, tố giác hành vi xâm hại đến các di tích, danh lam.

e) Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nghiêm cấm các hành vi:

   + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.

   + Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

   + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

   + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá.

   + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa GDCD lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


bai-15-bao-ve-di-san-van-hoa.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học