Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20



(trang 70 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?

Trả lời:

Tên châu lụcCác đới khí hậu
Châu ÁHàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo
Châu ÂuHàn đới, ôn đới, cận nhiệt (địa trung hải).
Châu PhiCận nhiệt (Địa trung hải) nhiệt đới, xích đạo.
Châu MĩHàn đới, ôn đới, cận nhiệt, (địa trung hải).
Châu Đại DươngÔn đới, cận nhiệt, nhiệt đới.

(trang 70 sgk Địa Lí 8): - Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Giải thích vì sao thủ đo Oen-lin-tơn (41oN,175oĐ) của Nui Di-lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta?

Trả lời:

- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:

  + Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20oC) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

  + Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường, lượng nhiệt trung bình năm gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500mm đến 1000mm.

  + Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc khiệt. Mùa đông rất dài, hiếm thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới - 10oC, thậm chí xuống đến -50oC; mùa hạ thật sự kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10oC. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).

- Thủ đô Oen-lin-tơn của Nui Di-lân lại đón năm mới vào những ngày nóng ấm vì tháng 12 tia sáng mặt trời tạo thành góc chiếu lớn với chí tuyến Nam địa điểm này nhận được nhiều nhiệt nên nóng ấm.

(trang 71 sgk Địa Lí 8): - Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của bốn biểu đồ, cho biết kiểu khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ?

Trả lời:

- Biểu đồ a:

    + Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất là tháng 4, tháng 11 (khoảng 30oC) và thấp nhất là các tháng 12, tháng 1 (khoảng 27oC) không nhiều.

    + Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12, tháng 1) và có tháng mưa rất nhiều, tháng 8 mưa gần 260mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.

    + Đây là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa và mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ ràng.

- Biểu đồ b:

    + Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, gần 30oC.

    + Mưa quanh năm, mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11.

    + Đây là biểu đồ khí hậu cân xích đạo.

- Biểu đồ c:

    + Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 30oC, mùa đông nhiệt độ xuống dưới -10oC vào tháng 12,1; mùa hạ nhiệt độ chỉ lên tới 16oC vào tháng 7.

    + Lượng mưa trải đều quanh năm, mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 10.

    + Đây là biểu đồ của khí hậu ôn đới lục địa.

- Biểu đồ d:

    + Nhiệt độ thấp là 5oC vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25o0 C vào các tháng 6, 7, 8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15oC.

    + Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (6, 7, 8).

    + Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

(trang 71 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 20.3, nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất?

Trả lời:

- Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau trên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

- Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt độ do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn, nhiệt độ luôn luôn cao làm cho vùng này có áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35o của cả hai bán cầu tạo thành khu áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng Xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên gió có tên Tín phong. Đồng thời không khí của khu vực có khí hậu áp cao này chuyển động về các vĩ tuyến 60o của hai bán cầu, nơi có khi áp thấp tạo nên gió tây ôn đới. Gió đông cực thổi từ khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90o Bắc và Nam về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam). Do trái đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).

(trang 71 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 20.1 (SGK trang 70), 20.3 và kiến thức đã học, giải thích sự xuất hiện của sa mạc Xa-ha-ra?

Trả lời:

- Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn, không có mưa.

- Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, mọt lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây mưa.

- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200 m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

- Có dòng biển lạnh Ca-ra-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi

(trang 73 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 20.4, mô tả các cảnh quan tỏng ảnh. Các cảnh quan đó thuộc những đới khí hậu nào?

Trả lời:

- Ảnh a: Đàn chó đang kéo xe trượt tuyết: cảnh ở hàn đới.

- Ảnh b: Rừng lá kim: cảnh ở đới ôn hòa.

- Ảnh c: Cây bao báp ở vùng rừng thứa, xa van: cảnh ở nhiệt đới.

- Ảnh d: Rừng rậm nhiều tầng cây: cảnh ở nhiệt đới.

- Ảnh đ: Đàn ngựa vằn trên đồng cỏ; cảnh ở nhiệt đới.

(trang 73 sgk Địa Lí 8): - Hãy vẽ lại sơ đồ 20.5 vào vở, điền vào các ô trống tên của các thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù hợp và đầy đủ>

Trả lời:

(trang 73 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất trình bày mỗi quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên?

Trả lời:

Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cảnh quan.

Tham khảo thêm các bài giải Địa Lí 8 Bài 20 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 8 khác:


khi-hau-va-canh-quan-tren-trai-dat.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học