Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 6 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 7 Bài 6. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới (sách cũ)

Câu: 1 Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:

   A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.

   B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).

   C. vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc.

   D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.

Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).

Chọn: B.

Câu: 2 Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là:

   A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.

   B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.

   C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).

   D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.

Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9), càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.

Chọn: C.

Câu: 3 Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?

   A. Môi trường xích đạo ẩm.

   B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

   C. Môi trường nhiệt đới.

   D. Môi trường ôn đới.

Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới.

Chọn: C.

Câu: 4 Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:

   A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.

   B. đất ngập úng, glây hóa

   C. đất bị nhiễm phèn nặng.

   D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.

Đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí (đặc biệt là đất feralit vụn bở ở miền núi).

Chọn: D.

Câu: 5 Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

   A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

   B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

   C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.

   D. chế độ nước sông thất thường.

Sông ngòi miền núi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

Chọn: A.

Câu: 6 Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào?

   A. Rau quả ôn đới.

   B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.

   C. Cây dược liệu.

   D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.

Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt cao, lượng mưa khá lớn (500 – 1500mm), đất feralit đỏ vàng (một phần đất phù sa) thích hợp cho trồng cây lương thực và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới.

Chọn: B.

Câu: 7 Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:

   A. vĩ độ và độ cao địa hình.

   B. đông – tây và theo mùa.

   C. bắc – nam và đông – tây.

   D. vĩ độ và theo mùa.

Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi theo vĩ độ và theo mùa:

Chọn: D.

Câu: 8 Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của môi trường nhiệt đới?

   A. Nhiệt độ cao quanh năm (trên 200C).

   B. Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3-9 tháng.

   C. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

   D. Lượng mưa trung bình năm rất lớn (từ 1500 – 2000mm).

Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt độ cao quanh năm (trung bình trên 200C), trong năm có một thời kì khô hạn kéo dài từ 3 – 9 tháng, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt năm càng lớn; vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ứng với 2 thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình năm của môi trường nhiệt đới ở mức trung bình từ 500 – 1500mm.

Chọn: D.

Câu: 9 Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:

   A. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.

   B. Sự tích tụ ôxit sắt.

   C. Sự tích tụ ôxit nhôm.

   D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Ở miền núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có mùa đỏ vàng, gọi là đất feralit.

Chọn: D.

Câu: 10 Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là:

   A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.

   B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.

   C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.

   D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.

Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, thảm thực vật của môi trường nhiệt đới thay đổi từ rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất với đám cây bụi gai (nửa hoang mạc).

Chọn: B.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

moi-truong-nhiet-doi.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học