Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa Lí 6 Bài 19.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 cả ba sách hay khác:




Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất (sách cũ)

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

a. Khí áp

   - Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

   - Dụng cụ đo: khí áp kế.

   - Đơn vị đo: mm thủy ngân.

   - Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

   - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.

   - Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.

   - Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

∗ Gió:

- Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoạt động của gió:

   + Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

   + Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

   + Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

∗ Hoàn lưu khí quyển:

   - Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

   - Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 6 khác:

bai-19-khi-ap-va-gio-tren-trai-dat.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học