Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa 10 Bài 15.

Xem thêm Giải Địa Lí 10 Bài 15 cả ba sách:


Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (sách cũ)

Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 15.1. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước

- Phân loại: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

- Đặc điểm:

   + Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió,...) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

   + Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.

- Các miền khí hậu:

   + Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

   + Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.

   + Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).

- Ví dụ:

   + Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.

   + Ví dụ 2: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.

a. Địa thế

- Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

- Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

b. Thực vật

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.

- Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

c. Hồ, đầm

- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.

- Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 15.2. Một góc cuộc sống ở Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia

Sông Bắt nguồn – kết thúc Chảy qua vùng DT lưu vực (km2)Chiều dài (km) Nguồn cung cấp nước
Nin Từ hồ Victoria, đổ ra Địa Trung Hải xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi 2.881.0006.685 nước mưa, nước ngầm
Amadon Từ dãy Anđet đổ ra Đại Tây Dương xích đạo, châu Mĩ 7.170.0006.437 nước mưa, nước ngầm
Le-nit-xây dãy Xaian đổ ra biển ca ra thuộc Bắc Băng Dương ôn đới lạnh châu Á 2.580.0004.102 băng tuyết tan, mưa

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 15.3. Một đoạn của sông Amadôn (a) và sông Nin (b)

Xem thêm lý thuyết Địa Lí lớp 10 ngắn gọn, chi tiết hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

thuy-quyen-mot-so-nhan-to-anh-huong-toi-che-do-nuoc-song-mot-so-song-lon-tren-trai-dat.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học