Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 18 hay, chi tiết

    - Mẫu hạt: lúa, ngô, bắp.

    - Dụng cụ: đĩa petri, khay men hay gỗ, giấy thấm nước, vải thô hoặc bông.

    Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mỗi mầu từ 50 đến 100 hạt (hạt nhỏ), 30 đến 50 hạt (hạt to).

    - Ngâm hạt vào nước lã 24 giờ.

    Bước 2: - Xếp 2 đến 3 tờ giấy thấm nước vào khay.

    Bước 3: - Xếp hạt vào đĩa và đảm bảo khoảng cách các mầm không dính vào nhau.

    Lưu ý: - Nếu sử dụng khay gỗ hay men thì cho cát sạch vào dưới đáy với chiều dài 2 cm, cho nước đủ ẩm rồi xếp hạt cho đều, ấn nhẹ hạt cho dính vào cát.

    Bước 4: - Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.

    - Để đĩa (khay) đã xếp hạt vào nơi cố định để theo dõi.

    - Hạt được coi là nảy mầm khi có mầm nảy ra bằng 1/2 chiều dài hạt.

    - Sức nảy mầm (SNM). Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (từ 5 tiếng tuỳ từng loại).

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 18 hay, chi tiết

    Công thức:

    SNM (%) = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem giao) * 100

    - Tỷ lệ nảy mầm (TLNM) là tỉ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau khi gieo từ 7 đến 14 ngày tuỳ theo loại hạt giống:

    Công thức:

    TLNM % = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem gieo) * 100

    SNM (%) ∼ TLNM (%) ⇒ hạt giống tốt.

    Học sinh thực hành theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 loại hạt giống theo các bước ở trên. Thực hành xong để khay, đĩa vào nơi quy định và theo dõi sự nảy mầm để xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.

    Học sinh ghi chép kết quả theo dõi và tính toán của nhóm, sau đó nộp cho giáo viên.

    Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

bai-18-thuc-hanh-xac-dinh-suc-nay-mam-va-ti-le-nay-mam-cua-hat-giong.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học