Trắc nghiệm Công nghệ 6 Ôn tập chương 2 (có đáp án)
Câu 1: Nhà có vai trò như thế nào?
A. Là nơi trú ngụ của con người
B. Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên
C. Là nơi đáp ứng nhu cầu của con người
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Nhà có vai trò:
+ Là nơi trú ngụ của con người
+ Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên
+ Là nơi đáp ứng nhu cầu của con người – SGK trang 34
Câu 2: Nhà ở của Việt Nam có mấy dạng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Giải thích: Nhà ở của Việt Nam có 3 dạng:
+ Nhà ở nông thôn
+ Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn
+ Nhà ở miền núi – SGK trang 37, 38
Câu 3: Căn cứ vào hoạt động của các gia đình, nơi ở thường có mấy khu chính?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào hoạt động của các gia đình, nơi ở thường có 7 khu chính – SGK trang 35
Câu 4: Nhà ở miền núi thường sử dụng kiểu loại nhà nào?
A. Nhà sàn
B. Nhà ống
C. Nhà cấp bốn
D. Nhà trung cư
Đáp án: A
Giải thích: Nhà ở miền núi thường sử dụng kiểu nhà sàn – SGK trang 38
Câu 5: Nên đặt tủ quần áo ở vị trí nào trong phòng?
A. Chính giữa phòng
B. Ngay cửa ra vào
C. Ở góc phòng
D. Bất kì vị trí nào trong phòng
Đáp án: C
Giải thích: Tủ quần áo nên đặt ở góc phòng
Câu 6: Bước thứ 1 khi tiến hành sắp xếp đồ đạc trong phòng là gì?
A. Chọn khu vực nhà ở.
B. Vẽ sơ đồ sắp xếp.
C. Chuẩn bị đồ đạc trong khu vực.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A
Giải thích: Các bước khi tiến hành sắp xếp đồ đạc trong phòng:
Bước 1: Chọn khu vực nhà ở.
Bước 2: Chuẩn bị đồ đạc trong khu vực.
Bước 3: Vẽ sơ đồ sắp xếp theo tỉ lệ thu nhỏ.
Bước 4: Thực hiện sắp xếp theo sơ đồ
Câu 7: Trong phòng ngủ không nên sắp xếp loại đồ đạc nào?
A. Bàn học.
B. Tủ quần áo.
C. Tranh treo tường.
D. Bàn thờ.
Đáp án: D
Giải thích: Trong phòng ngủ không nên sắp xếp: Bàn thờ
Câu 8: Nên đặt bàn học ở vị trí nào trong phòng?
A. Kín đáo, tránh gió bụi, ánh sáng chiếu thẳng vào.
B. Ngay cửa ra vào.
C. Chỗ yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng như gần cửa sổ.
D. Bất kì vị trí nào trong phòng.
Đáp án: C
Giải thích: Trong phòng nên đặt bàn học ở vị trí: Chỗ yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng như gần cửa sổ
Câu 9: Em phải làm gì để nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp ?
A. Quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà
B. Không nên quét dọn quá nhiều lần trong ngày
C. Không cần thiết phải lau cửa kính
D. Tất cả đều sai
Đáp án: A
Giải thích: Để nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp cần quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà – SGK trang 41
Câu 10: Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ cần phải suy nghĩ trả lời mấy câu hỏi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Giải thích: Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ cần phải suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi:
+ Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?
+ Cần làm những công việc gì?
+ Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên? – SGK trang 41
Câu 11: Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp?
A. Giữ vệ sinh cá nhân
B. Gấp chăn gối gọn gang
C. Không vứt rác bừa bãi
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp là:
+ Giữ vệ sinh cá nhân
+ Gấp chăn gối gọn gang
+ Không vứt rác bừa bãi… - SGK trang 41
Câu 12: Thiên nhiên, môi trường đã ảnh hưởng như thế nào đến nhà ở?
A. Ảnh hưởng của thiên nhiên như: lá cây, bụi…
B. Ảnh hưởng của môi trường như: bão, lũ lụt, mưa, gió…
C. Cả A và B
D. Đáp án A hoặc B
Đáp án: C
Giải thích: Thiên nhiên, môi trường đã ảnh hưởng đến nhà ở như:
+ Ảnh hưởng của thiên nhiên như: lá cây, bụi…
+ Ảnh hưởng của môi trường như: bão, lũ lụt, mưa, gió… - SGK trang 41
Câu 13: Ở vị trí nào không nên treo gương ?
A. Treo gương trên tủ, kệ
B. Treo gương trong khu thờ cúng
C. Treo gương sát cửa ra vào
D. Treo gương trên bàn làm việc
Đáp án: B
Giải thích: Không nên treo gương trong khu thờ cúng
Câu 14: Tường màu xanh, màu sẩm thì chọn màu sắc của tranh như thế nào?
A. Màu sáng
B. Màu tối
C. Màu xanh đậm hơn tường
D. Màu nào cũng được
Đáp án: A
Giải thích: Tường màu xanh, màu sẩm thì chọn màu sắc của tranh là màu sáng – SGK trang 43
Câu 15: Tường màu vàng nhạt, màu kem thì chọn màu sắc của tranh như thế nào?
A. Tranh màu rực rỡ.
B. Tranh màu sáng.
C. Tranh màu tối.
D. Tranh đỏ
Đáp án: A
Giải thích: Tường màu vàng nhạt, màu kem thì chọn tranh màu rực rỡ - SGK trang 43
Câu 16: Các đồ vật thường được trang trí nhà ở?
A. Tranh ảnh, gương
B. Rèm, bình hoa
C. Đồng hồ, đèn
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Các đồ vật thường được trang trí nhà ở như: Tranh ảnh, gương, rèm, bình hoa, đồng hồ, đèn… - SGK trang 42
Câu 17: Một số dạng cây cảnh thông dụng như thế nào?
A. Cây có hoa
B. Cây thường chỉ có lá
C. Cây leo, cho bóng mát
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Một số dạng cây cảnh thông dụng là:
+ Cây có hoa: hoa lan, hoa hồng…
+ Cây thường chỉ có lá: vạn niên thanh, cây si…
+ Cây leo, cho bóng mát: hoa giấy, hoàng anh… - SGK trang 47
Câu 18: Vị trí trang trí cây cảnh trong nhà như thế nào là không thích hợp?
A. Có thể trang trí ở ngoài nhà và trong phòng
B. Đặt thật nhiều cây cảnh trong phòng ngủ
C. Chọn chậu phải phù hợp với cây
D. Cần đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng và thích hợp với phòng
Đáp án: B
Giải thích: Vị trí trang trí cây cảnh phải lựa chọn để thích hợp hài hòa với ngôi nhà:
+ Có thể trang trí ở ngoài nhà và trong phòng
+ Chọn chậu phải phù hợp với cây
+ Cần đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng và thích hợp với phòng – SGK trang 48
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải của hoa khô?
A. Tương đối bền, có nhiều màu sắc đa dạng
B. Giá thành cao, ít được sử dụng ở nước ta
C. Được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích: Đặc điểm của hoa khô:
+ Giá thành cao, ít được sử dụng ở nước ta
+ Được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô – SGK trang 49
Câu 20: Vị trí trang trí hoa hợp lí là như thế nào?
A. Bình hoa đặt ở bàn ăn phải cắm thấp, dạng tỏa tròn
B. Bình hoa trang trí tủ kệ thường sử dụng bình cao và ít hoa, lá
C. Cắm các bình hoa để trang trí bàn ăn, bàn làm việc, tủ, kệ, giá sách…
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Vị trí trang trí hoa hợp lí là:
+ Bình hoa đặt ở bàn ăn phải cắm thấp, dạng tỏa tròn
+ Bình hoa trang trí tủ kệ thường sử dụng bình cao và ít hoa, lá
+ Cắm các bình hoa để trang trí bàn ăn, bàn làm việc, tủ, kệ, giá sách… - SGK trang 50
Câu 21: Dụng cụ dùng để giữ hoa trong bình ?
A. Kéo
B. Dao
C. Mút xốp
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: C
Giải thích: Dụng cụ dùng để giữ hoa trong bình là mút xốp – SGK trang 53
Câu 22: Bình có màu gì thì thích hợp cắm hoa nhiều màu sắc ?
A. Trắng
B. Xám
C. Nâu
D. Tất cả các màu trên
Đáp án: D
Giải thích: Bình có màu trắng, xám, nâu, đen thì thích hợp cắm hoa nhiều màu sắc – SGK trang 54
Câu 23: Chọn hoa để treo tường cần có đặc điểm gì ?
A. Bình hoa thấp, vừa
B. Bình hoa cao, nhỏ, ít hoa lá
C. Cánh hoa dài, nghiêng về 1 bên
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: C
Giải thích: Hoa để treo tường cần có đặc điểm: Cánh hoa dài, nghiêng về 1 bên
Câu 24: Khi cắm hoa cần tuân thủ những nguyên tắc nào ?
A. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc.
B. Cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
C. Phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
D. Đáp án A, B, C
Đáp án: D
Giải thích: Khi cắm hoa cần tuân thủ những nguyên tắc:
+ Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc.
+ Cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
+ Phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí. – SGK trang 54, 55
Câu 25: Sau khi lựa chọn hoa, lá, bình cắm, ta sẽ làm gì ở bước tiếp theo?
A. Cắt cành và cắm các cành chính
B. Đặt bình hoa vào vị trí trang trí
C. Cắt cành và cắm các cành phụ
D. Đổ nước vào bình hoa
Đáp án: A
Giải thích: Sau khi lựa chọn hoa, lá, bình cắm, ta sẽ cắt cành và cắm các cành chính – SGK trang 56
Câu 26: Vật liệu và dụng cụ cần để cắm hoa dạng thẳng gồm những gì?
A. Cành thông nhỏ, hoa đồng tiền
B. Bình thấp
C. Mút xốp
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Vật liệu và dụng cụ cần để cắm hoa dạng thẳng gồm: Cành thông nhỏ, hoa đồng tiền, bình thấp, mút xốp. – SGK trang 57
Câu 27: Cắm hoa dạng tỏa tròn không có đặc điểm?
A. Độ dài các cành chính đều bằng nhau
B. Cành chính được cắm thẳng đứng, góc 0o
C. Màu hoa giữa các cành khác nhau nhằm nổi bật thêm bình hoa
D. Cành phụ cắm xen cành chính và tỏa ra hai bên
Đáp án: B
Giải thích: Cắm hoa dạng tỏa tròn có đặc điểm:
+ Độ dài các cành chính đều bằng nhau
+ Màu hoa giữa các cành khác nhau nhằm nổi bật thêm bình hoa
+ Cành phụ cắm xen cành chính và tỏa ra hai bên – SGK trang 62
Câu 28: Quy trình cắm hoa vận dụng trong cắm hoa nghiêng gồm mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: A
Giải thích: Quy trình cắm hoa dạng vận dụng trong cắm hoa nghiêng gồm 3 bước – SGK trang 61
Câu 29: Quy trình cắm hoa dạng tỏa tròn không bao gồm?
A. Cắm cách cành cúc màu trắng xen lẫn vàng nhạt và vàng sẫm xung quanh
B. Cắm cành chính dài khoảng 1,5(D+h), nghiêng khoảng 10 – 15o
C. Cắm thêm lá dương xỉ, hoa cúc kim… vào khoảng trống
D. Cắm 1 cành cúc màu vàng nhạt làm cành chính ở giữa bình có chiều dài = D
Đáp án: B
Giải thích: Quy trình cắm hoa dạng tỏa tròn bao gồm 5 bước:
+ Cắm 1 cành cúc màu vàng nhạt làm cành chính ở giữa bình có chiều dài = D
+ Cắm 4 cành cúc màu sẫm làm cành chính có chiều dài = D, chia làm 4 phần
+ Cắm 4 cành cúc màu nhạt làm cành chính thứ 2 có chiều dài = D xen lẫn màu sẫm
+ Cắm cách cành cúc màu trắng xen lẫn vàng nhạt và vàng sẫm xung quanh
+ Cắm thêm lá dương xỉ, hoa cúc kim… vào khoảng trống – SGK trang 62
Câu 30: Vật liệu cần chuẩn bị để cắm hoa dạng nghiêng (dạng cơ bản)?
A. Hoa hồng, lá dương xỉ
B. Đế ghim hoặc mút xốp
C. Bình thấp
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Vật liệu cần chuẩn bị để cắm hoa dạng nghiêng (dạng cơ bản): Hoa hồng, lá dương xỉ, đế ghim hoặc mút xốp, bình thấp – SGK trang 60
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 15 (có đáp án): Cơ sở của ăn uống hợp lí
- Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 16 (có đáp án): Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 17 (có đáp án): Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ lớp 6 hay khác:
- Giải vở bài tập Công nghệ 6
- Giải sách bài tập Công nghệ 6
- Giải BT Công nghệ 6 VNEN
- Top 24 Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều