Trắc nghiệm Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Khí hậu Việt Nam

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8.

Câu 1. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là

A. 1300 - 4000 giờ trong năm.

B. 1400 - 3500 giờ trong năm.

C. 1400 - 3000 giờ trong năm.

D. 1300 - 3500 giờ trong năm.

Câu 2. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao có lượng mưa trung bình khoảng

A. 3500 - 4000mm/năm.

B. 2500 - 3500mm/năm.

C. 3000 - 4000mm/năm.

D. 3000 - 3500mm/năm.

Câu 3. Vào mùa đông, ở Tây Nguyên có thời tiết nóng và khô do tác động của loại gió nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Tín phong.

C. Tây Nam.

D. Đông Nam.

Câu 4. Ở Bắc Bộ, vào mùa hạ gió mùa thổi theo hướng nào sau đây?

A. Đông Nam.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nam.

D. Tây Bắc.

Câu 5. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?

A. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

B. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Câu 6. Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.

B. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước lớn hơn 20oC.

C. Lượng mưa lớn, dao động từ 1500 – 2000 mm/ năm.

D. Chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa.

Câu 7. Ở Việt Nam, gió mùa mùa đông gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?

A. Ba Vì.

B. Bạch Mã.

C. Tam Điệp.

D. Ngân Sơn.

Câu 8. Ở miền Bắc Việt Nam, khí hậu mùa đông có đặc điểm như thế nào?

A. Nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.

B. Đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.

C. Nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.

D. Thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phân hóa theo chiều đông – tây của khí hậu Việt Nam?

A. Vùng biển có khí hậu ôn hòa hơn trong đất liền.

B. Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp.

C. Khí hậu trong đất liền ôn hòa hơn khí hậu vùng biển.

D. Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 10. Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào dưới đây?

A. Cuối thu đầu đông.

B. Chủ yếu mùa thu.

C. Cuối hạ đầu thu.

D. Chủ yếu mùa hạ.

Câu 11. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao. Từ thấp lên cao, Việt Nam có

A. 2 đai khí hậu.

B. 3 đai khí hậu.

C. 4 đai khí hậu.

D. 5 đai khí hậu.

Câu 12. Ở Việt Nam, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào sau đây?

A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

C. Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.

D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.

Câu 13. Ở Việt Nam, dãy núi nào dưới đây được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam?

A. Bạch Mã.

B. Tam Đảo.

C. Con Voi.

D. Hoành Sơn.

Câu 14. Ở Việt Nam, vùng khí hậu nào dưới đây có mùa mưa lệch về thu đông?

A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.

B. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.

C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

D. Vùng khí hậu Tây Nguyên.

Câu 15. Ở Việt Nam, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào?

A. Tây Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm khí hậu ở vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam?

A. Cận nhiệt đới gió mùa.

B. Ôn hòa hơn trong đất liền.

C. Có sự phân hóa phức tạp.

D. Phân hóa theo bắc - nam.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: