Giải Địa lí 7 trang 177 Chân trời sáng tạo

Với lời Giải Địa lí 7 trang 177 trong Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa lí lớp 7 trang 177.

Câu hỏi trang 177 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 23.1, hình 23.2, và thông tin trong bài, em hãy cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực.

Dựa vào hình 23.1, hình 23.2, và thông tin trong bài, cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực

Trả lời:

- Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực: Địa hình châu lục giống một cao nguyên băng khổng lồ cao ở trung tâm, thấp dần ra ngoài rìa lục địa. Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa.

Câu hỏi trang 177 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 23.3, hình 23.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét lượng mưa hàng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực.

- Nhận xét nhiệt độ trung bình năm tại các trạm. Cho biết sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm như thế nào?

Dựa vào hình 23.3, hình 23.4 và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét lượng mưa hàng năm

Trả lời:

- Nhận xét lượng mưa hàng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực: Lượng mưa hàng năm rất thấp, phân bố không đều: Mưa chủ yếu ở vùng ven biển, các đảo, vùng nội địa gần như không mưa. Phần lớn mưa dưới dạng tuyết rơi.

- Nhiệt độ trung bình năm tại các trạm rất thấp (trạm Bai-đơ: -27,90C, trạm Mai-xơn: -11,90C).

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn:

+ Trạm Bai-đơ tháng cao nhất: 12 (-14,40C), tháng thấp nhất: 9 (-36,60C) chênh lệch -22,20C.

+ Trạm Mai-xơn tháng cao nhất: 01 (-0,70C), tháng thấp nhất: 9 (-16,20C) chênh lệch -15,50C.

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác