Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

Mở đầu trang 103 Địa Lí 12: Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Thế mạnh và hạn chế của vùng như thế nào? Vấn đề phát triển công nghiệp, dịch vụ của vùng ra sao?

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên: địa hình đồng bằng diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ, đất feralit, nhiều đảo và quần đảo, ven biển có diện tích mặt nước. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông lớn, nước ngầm phong phú, nước khoáng. Diện tích rừng 487,4 nghìn ha, rừng ngập mặn, các vùng quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. Khoáng sản than đá, than nâu, đá vôi, sét, cao lanh,… Đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm, nhiều đảo, diện tích vùng biển rộng, nhiều vịnh, nhiều cửa sông, có ngư trường trọng điểm. Chịu nhiều thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Thế mạnh và hạn chế về kinh tế - xã hội: dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. Cơ sở hạ tầng vật chất – kĩ thuật tốt nhất cả nước. Chính sách phát triển kinh tế, sức thu hút vốn đầu tư lớn. Có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Dân số đông, mật độ dân số cao, cơ sở hạ tầng ở một số nơi quá tải.

- Vấn đề phát triển công nghiệp: phát triển sớm, giá trị sản xuất cao và tăng nhanh. Phát triển theo hướng hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng gồm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, sản xuất trang phục; nhiệt điện và khai thác than.

- Vấn đề phát triển dịch vụ: phát triển mạnh, cơ cấu ngành đa dạng, phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập. Gồm giao thông vận tải, thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác