Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Với tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.
I. KHU CÔNG NGHIỆP
- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp hay những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.
- Khu công nghiệp có vai trò thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng nguồn thu ngân sách; tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lí hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước; tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao; thúc đẩy việc hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp lại các địa phương.
- Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta. Đến năm 2021, cả nước đã có 397 khu công nghiệp, trong đó 291 khu công nghiệp đang hoạt động; các khu công nghiệp đã thu hút được 8 257 dự án đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tuỳ thuộc lợi thế về vị trí địa li, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng. Ở nước là, các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- Định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta theo hướng giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
II. KHU CÔNG NGHỆ CAO
- Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
- Khu công nghệ cao có vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước; thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao; tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động....
- Tính đến năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao:
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội): thành lập năm 1998, với diện tích là 1586 ha. Sản phẩm và hướng phát triển chính: Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G, cấu kiện động cơ máy bay, dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không,…
+ Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: thành lập năm 2002, với diện tích là 913,2 ha. Sản phẩm và hướng phát triển chính: ví điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông; cơ khí chính xác – tự động hóa; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.
+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng: thành lập năm 2010, với diện tích là 1128,4 ha. Sản phẩm và hướng phát triển chính: Công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu; công nghệ sinh học,…
+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai: thành lập năm 2016, với diện tích là 207,8 ha. Sản phẩm và hướng phát triển chính: Nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
III. TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP
- Là khu vực trung tâm công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận.
- Các trung tâm công nghiệp phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở 2 vùng: ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các trung tâm công nghiệp lớn là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh,…
- Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT