Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa 12.

Câu 1. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở

A. sông Bến Hải.

B. dãy Bạch Mã.

C. dãy Hoành Sơn.

D. sông Đà Rằng.

Câu 2. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. Nha Trang.

D. Cần Thơ.

Câu 3. Trong câu thơ. "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Nguyễn Du). "Gió đông" ở đây là

A. gió mùa mùa đông lạnh khô.

B. gió Mậu Dịch (Tín Phong).

C. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

D. gió địa phương (gió biển).

Câu 4. Địa điểm nào sau đây ở nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. Nha Trang.

D. Phan Thiết.

Câu 5. Trên lãnh thổ nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10km?

A. 3 260 con sông.

B. 2 360 con sông.

C. 3 620 con sông.

D. 2 630 con sông.

Câu 6. Hằng năm, các đồng bằng ở ven biển được bồi đắp lượng phù sa lớn chủ yếu là do

A. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình diễn ra ở miền đồi núi.

B. địa hình núi cao ở nước ta chiếm phần lớn và lớp phủ thực vật ngày càng yếu.

C. quá trình xâm thực, bào mòn diễn ra chậm; con người phá hủy bề mặt địa hình.

D. các hoạt động nông nghiệp từ con người, mưa lớn xảy ra quanh năm ở đồi núi.

Câu 7. Sông ngòi nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Chủ yếu là sông dài nhưng nhỏ, ít nước.

B. Tổng lượng nước lớn, giàu phù sa sông.

C. Ở miền bắc nhiều sông hơn ở miền nam.

D. Lượng nước phân bố đều giữa các sông.

Câu 8. Loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta là

Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. Đất phèn, đất mặn.

B. Đất cát và ba-dan.

C. Đất feralit đỏ vàng.

D. Đất phù sa ngọt.

Câu 9. Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. ảnh hưởng trực tiếp từ Mặt Trời.

B. đất hình thành trên đá mẹ ba-dan.

C. lượng phù sa có trong đất nhiều.

D. sự tích tụ nhiều oxit sắt và nhôm.

Câu 10. Sông ngòi nước ta nhiều nước do

A. lượng mưa lớn, nước từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.

B. lượng nước ngầm rất lớn, lượng mưa lớn quanh năm.

C. nhiều hệ thống sông lớn và hệ thống thủy lợi dày đặc.

D. nước từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ và nước ngầm.

Câu 11. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ít ảnh hưởng đến ngành nào dưới đây?

A. Trồng trọt.

B. Chăn nuôi.

C. Du lịch.

D. Điện tử.

Câu 12. Sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông nhiều nước, giàu phù sa.

C. Sông phân bố nhiều ở hải đảo.

D. Chế độ nước sông theo mùa.

Câu 13. Ngành nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Viễn thông.

D. Thương mại.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước, phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Chủ yếu là sông nhỏ và ngắn.

Câu 15. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là

A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. ngập mặn ven biển phát triển trên đất phèn.

C. rừng gió mùa lá rộng thường xanh trên đá vôi.

D. rừng thưa khô rụng lá, xavan trên đất badan.

Câu 16. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

A. độ dốc lòng sông lớn và nhiều thác ghềnh.

B. sông đã chảy qua nhiều dạng địa hình lớn.

C. sự thất thường của chế độ mưa trong năm.

D. sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa sông.

Câu 17. Tổng lượng phù sa của các hệ thống sông khoảng

A. 100 triệu tấn/năm.

B. 150 triệu tấn/năm.

C. 180 triệu tấn/năm.

D. 200 triệu tấn/năm.

Câu 18. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở

A. vùng đồi núi thấp.

B. khu vực núi cao.

C. ven biển, các đảo.

D. trung du, hải đảo.

Câu 19. Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là

A. sự phân hóa địa hình rõ rệt.

B. xuất hiện nhiều đồng bằng.

C. xâm thực và bồi tụ phổ biến.

D. địa hình ven biển phức tạp.

Câu 20. Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh do

A. lượng mưa lớn theo mùa.

B. địa hình dốc, ít đồng bằng.

C. lớp phủ thực vật dày đặc.

D. xuất hiện địa hình các-xtơ.

Câu 21. Thiên tai nào sau đây ít xảy ra ở nước ta hiện nay?

A. Núi lửa.

B. Lũ lụt.

C. Mưa bão.

D. Hạn hán.

Câu 22. Vào nửa cuối mùa đông khối khí lạnh từ áp cao Xi-bia di chuyển qua vùng biển của các quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì, Trung Quốc.

B. Trung Quốc, Hàn Quốc.

C. Nhật Bản, Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Mi-an-ma.

Câu 23. Gió mùa là nhân tố quan trọng dẫn tới

A. sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực nước ta.

B. sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa Tây Bắc và Đông Bắc.

C. sự phân hóa thiên nhiên đa dạng và phức tạp giữa các vùng.

D. sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Tây - Đông và độ cao.

Câu 24. Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành gió

A. Đông bắc.     

B. Đông nam.

C. Tây bắc.     

D. Tây nam.

Câu 25. Những khu vực nào sau đây ở nước ta có lượng mưa lớn nhất?

A. Các đồng bằng châu thổ ven biển và các đảo.

B. Các đồng bằng ven biển miền Trung, Tây Bắc.

C. Các sườn núi đón gió biển, các khối núi cao.

D. Các thung lũng giữa núi và cao nguyên rộng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác