Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch

Với tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 17: Thương mại và du lịch sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.

I. THƯƠNG MẠI

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch

1. Nội thương

- Hoạt động nội thương ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

- Phương thức và hình thức hoạt động thay đổi theo hướng hiện đại, đồng bộ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng, thương mại điện tử tăng dần.

- Vùng có doanh thu nội thương lớn là Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

- Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại là hình thức bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường trong nước.

- Các địa phương có số lượng trung tâm thương mại nhiều là các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,…

- Phát triển theo hướng số hóa, công nghệ mới, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng xây dựng uy tín và thương hiệu Việt Nam.

2. Ngoại thương

- Xuất khẩu: trị giá xuất khẩu tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể (nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng nhóm hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản và thủy sản giảm). Thị trường chủ yếu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

- Nhập khẩu: trị giá nhập khẩu tăng liên tục, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 88,8%, nhóm hàng tiêu dùng chiếm 11,1%.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…

- Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu: tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao; tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước có nền kinh tế phát triển.

II. DU LỊCH

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch

1. Tình hình phát triển

- Hoạt động du lịch thực sự phát triển từ khi Đổi mới, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tích cực vào xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

- Giai đoạn 2010 – 2019 du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách du lịch là 14%/năm. Giai đoạn 2020 – 2021 du lịch phát triển chậm do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

- Các sản phẩm du lịch chính: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị.

- Hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng, phát triển hơn cả là ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch

- Vùng du lịch: nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch ở các vùng để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng và liên kết các vùng để tạo ra sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao. Có 7 vùng du lịch:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái, tìm hiểu bản sắc dân tộc.

+ ĐB sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.

+ Bắc Trung Bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa và ẩm thực biển.

+ Tây Nguyên: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa độc đáo các dân tộc Tây Nguyên.

+ Đông Nam Bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng sinh thái biển, đảo.

- Trung tâm du lịch:

+ Đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo nên bộ khung của vùng du lịch. Gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có tài nguyên du lịch tương đối tập trung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

+ Chia thành các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia (TP Hà Nội, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) và trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng (TP Hải Phòng, TP Hạ Long, TP Nha Trang,…).

3. Du lịch với sự phát triển bền vững

- Phát triển du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP cũng như nguồn ngân sách cho địa phương, nguồn thu ngoại tệ. Phát triển du lịch vừa dựa trên cơ sở các ngành kinh tế, vừa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống dân cư, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,…

- Phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác