Giải Địa Lí 12 trang 127 Cánh diều

Với Giải Địa Lí 12 trang 127 trong Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên Địa 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa 12 trang 127.

Câu hỏi trang 127 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên.

Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2 hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp

Lời giải:

Tây Nguyên là 1 trong những vùng chuyên canh công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta (chiếm 40% cả nước).

- Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có diện tích và sản lượng luôn dẫn đầu cả nước. Việc đầu tư thâm canh, áp dụng cải tiến kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến, bảo quản ngày càng tăng. Giá trị của cà phê mang lại lớn, góp phần rất lớn đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Trồng nhiều ở: Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông.

- Hồ tiêu đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng (chiếm 2/3 diện tích, sản lượng cả nước năm 2021). Trồng nhiều ởĐắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

- Cao su có diện tích lớn thứ 2 cả nước, năng suất tăng lên nhờ trồng đại trà giống mới và áp dụng kĩ thuật chăm sóc mới. Trồng nhiều ở: Gia Lai và Đắk Lắk.

- Điều đứng thứ 2 cả nước về diện tích, trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Chè được trồng phần lớn ở Lâm Đồng và Gia Lai, mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Câu hỏi trang 127 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2 hãy trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động lâm nghiệp

Lời giải:

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng lên, năm 2021 đạt 753,7 nghìn m3. Đắk Lắk và Kon Tum có sản lượng khai thác gỗ khai thác cao nhất vùng.

- Diện tích rừng trồng tăng lên, năm 2021 là 481,9 nghìn ha (chiếm 10,2% cả nước), Gia Lai và Lâm Đồng có diện tích rừng trồng lớn nhất vùng.

- Hoạt động lâm sinh và bảo vệ rừng luôn được chú trọng với một số biện pháp: khai thác hợp lí và hiệu quả, thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, cộng đồng; hỗ trợ tài chính, đào tạo kĩ thuật; tích cực bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng rừng trồng; chống nạn phá rừng và khai thác rừng bừa bãi.

- Phát triển lâm nghiệp có ý nghĩ quan trọng đối với kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên và cả Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, bão lụt, hạn hán.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác