Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Với tóm tắt lý thuyết Địa 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 11.

I. Đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc

♦ Tình hình phát triển chung

- Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc nhìn chung còn chậm phát triển. Từ sau năm 1978, công cuộc hiện đại hoá đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. 

- Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688,0 tỉ USD, chiếm khoảng 17,4 % GDP toàn thế giới.

+ Sau 10 năm (2010 - 2020), GDP của Trung Quốc đã tăng 2,4 lần.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và đẩy mạnh công nghệ cao.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

- Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc đứng đầu thế giới.

+ Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, đối ngoại,...

♦ Nguyên nhân phát triển

Những nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là:

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

♦ Tình hình phát triển chung

- Là ngành kinh tế quan trọng và tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8 % trong GDP của cả nước (năm 2020). 

- Tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao như: công nghiệp chế tạo, điện tử tin học, hóa chất,...

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,..

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

♦ Các ngành kinh tế tiêu biểu

- Công nghiệp khai thác than: 

+ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than. 

+ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).

- Công nghiệp sản xuất điện: 

+ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới. 

+ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020). 

+ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).

- Công nghiệp luyện kim: 

+ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. 

+ Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm. 

+ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...

- Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:

+ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động.

+ Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

+ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.

- Công nghiệp chế tạo:

+ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.

+ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

2. Nông nghiệp

♦ Tình hình phát triển chung

- Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.

- Dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi và các chính sách cho nông nghiệp nên ngành này phát triển nhanh và có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. 

- Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước chú trọng phát triển nông nghiệp kĩ thuật số và nông nghiệp thông minh.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

♦ Một số ngành tiêu biểu

- Trồng trọt:

+ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp

+ Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá... 

+ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,

- Chăn nuôi:

+ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,...

+ Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...

+ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

- Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng. 

+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. 

+ Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. 

+ Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới. 

+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. 

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với thuỷ sản đánh bắt.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

3. Dịch vụ

♦ Tình hình phát triển chung

- Phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cao nhất trong GDP (54,5 % năm 2020). 

- Cơ cấu ngành rất đa dạng.

♦ Các ngành kinh tế tiêu biểu

- Giao thông vận tải: hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.

+ Trung Quốc có khoảng hơn 130 nghìn km đường sắt, trong đó có 35 nghìn km đường sắt cao tốc; khoảng 5 triệu km đường ô tô, trong đó có 160 nghìn km đường cao tốc (năm 2020). 

+ Mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện. 

+ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để thu hẹp khoảng cách với miền Đông, góp phần vào phát triển chung của đất nước.

+ Trung Quốc có 238 sân bay (năm 2020), trong đó có trên 100 sân bay hoạt động nhộn nhịp. Các sân bay quốc tế lớn là: Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải), Bạch Vân (Quảng Châu),...

+ Trung Quốc có đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới, có tới 7 trong số 10 cảng đông đúc nhất trên thế giới (năm 2020). Các cảng biển lớn của Trung Quốc là: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến,...

- Bưu chính viễn thông: 

+ Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước. Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh. 

+ Viễn thông phát triển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,....

- Du lịch phát triển nhanh và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

+ Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế. 

+ Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khai thác được các tiềm năng để phát triển kinh tế.

- Thương mại

+ Ngoại thương phát triển mạnh:

▪ Đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu, chiếm 13,1 % toàn thế giới (năm 2020). 

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

▪ Các mặt hàng xuất khẩu chính là: thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lí dữ liệu tự động, mạch tích hợp điện tử,... Hàng nhập khẩu chủ yếu là: vi mạch tích hợp điện tử, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên, xe có động cơ, nông sản,... 

▪ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác thương mại chủ yếu là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Hàn Quốc, các nước ASEAN,...

+ Nội thương:

▪ Trung Quốc là trung tâm thị trường bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới; tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia đình chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội. 

▪ Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu,... là các trung tâm tiêu dùng nội địa lớn của đất nước này.

- Tài chính ngân hàng:

+ Phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. 

+ Khu vực ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong các ngành kinh tế, đạt 19% trong suốt hai thập kỉ 1990 và 2000. 

+ Các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu ở Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác