Giải Địa Lí 11 trang 62 Cánh diều
Với Giải Địa Lí 11 trang 62 trong Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Địa 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí lớp 11 trang 62.
Câu hỏi trang 62 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy:
- Kể tên các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.
Lời giải:
- Các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng…
Câu hỏi trang 62 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy:
- Nêu rõ vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
Lời giải:
- Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.
- Vai trò trong thường trực ASEAN:
+ Hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020;
+ Đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.
- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN:
+ Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong các nước.
+ Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).
- Vai trò trong xây dựng thể chế:
+ Góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các nước kí kết thành công và đưa ra các biện pháp để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
+ Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và thực hiện hóa Hiến chương ASEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Các vai trò khác:
+ Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong ASEAN.
+ Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.
Luyện tập 1 trang 62 Địa Lí 11: Lập bảng thống kê một số biểu hiện sự hợp tác của các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa theo mẫu sau vào vở ghi.
Lĩnh vực |
Biểu hiện sự hợp tác |
Mục đích |
Kinh tế |
? |
? |
Văn hóa |
? |
? |
Lời giải:
Lĩnh vực |
Biểu hiện sự hợp tác |
Mục đích |
Kinh tế |
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) |
- Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. |
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) |
- Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. |
|
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) |
- Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA). |
|
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) |
- Từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư. - Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN - Thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản. |
|
Văn hóa |
Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) |
- Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên. |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) |
- Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước; - Nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn. |
|
Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) |
- Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản. |
|
- Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN; - Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN... |
- Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực. |
Vận dụng 2 trang 62 Địa Lí 11: Tìm hiểu và giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN hoặc với một quốc gia thành viên của ASEAN.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Hợp tác, phát triển giáo dục bền vững tại các quốc gia ASEAN
Từ 11-14/10/2022 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới".
Thông qua Hội nghị này và cùng với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam được vinh dự làm Chủ tịch hợp tác giáo dục 2022-2023 của ASEAN, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.
Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại Hội nghị này phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Với tinh thần "giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết", Bộ GDĐT Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới. Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GDĐT đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau:
- Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học
- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
- Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế
- Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học
- Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Lời giải bài tập Địa Lí 11 Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Địa Lí 11 Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức
Địa Lí 11 Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á
Địa Lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á
Địa Lí 11 Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 11 Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều