Giải Địa lí 10 trang 11 Kết nối tri thức

Với Giải Địa lí 10 trang 11 trong Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa lí 10 trang 11.

Câu hỏi trang 11 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa).

Lời giải:

- Đối tượng: Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. 

- Đặc điểm: Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.

- Ý nghĩa: Biết được sự phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Luyện tập 1 trang 11 Địa Lí 10: Lập bảng để phân biệt các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (về ý nghĩa, hình thức, khả năng biểu hiện của phương pháp).

Lời giải:

Phương pháp

Ý nghĩa

Hình thức

Khả năng biểu hiện

Kí hiệu

Biết được chính xác vị trí của các đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

Thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước,... của kí hiệu.

Thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ.

Kí hiệu đường chuyển động

Biết được hướng di chuyển, tính chất của các đối tượng, hiện tượng địa lí.

Thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên.

Thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ.

Bản đồ-biểu đồ

Biết được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.

Thông qua các dạng biểu đồ (cột, tròn,…).

Thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

Chấm điểm

Biết được số lượng của đối tượng nhất định.

Sử dụng các chấm điểm có quy mô khác nhau, thể hiện về số lượng của đối tượng.

Biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định.

Khoanh vùng

Biết được sự phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.

Thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Luyện tập 2 trang 11 Địa Lí 10: Phương pháp nào sẽ được sử dụng khi thể hiện các đối tượng, hiện tượng sau trên bản đồ?

- Mỏ khoáng sản

- Sự di dân từ nông thôn ra đô thị

- Phân bố dân cư nông thôn

- Số học sinh các xã, phường, thị trấn

- Cơ sở sản xuất

Lời giải:

Phương pháp

Hiện tượng, đối tượng

Kí hiệu

Mỏ khoáng sản; Cơ sở sản xuất

Kí hiệu đường chuyển động

Sự di dân từ nông thôn ra đô thị

Chấm điểm

Phân bố dân cư nông thôn

Bản đồ - biểu đồ

Số học sinh các xã, phường, thị trấn

Vận dụng trang 11 Địa Lí 10: Sưu tầm một số bản đồ, tìm hiểu các đối tượng và phương pháp đã được sử dụng để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.

Lời giải:

- Học sinh tìm kiếm thông qua internet hoặc thông tin ở xã, phường (bản đồ hành chính, địa hình, đất đai,…).

- Tùy thuộc vào từng bản đồ mà người ta sử dụng phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí khác nhau.

Sưu tầm một số bản đồ, tìm hiểu các đối tượng và phương pháp đã được sử dụng

Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác