Ngữ pháp Tiếng Anh trọng tâm thi vào lớp 10 năm 2024



Bài viết tổng hợp những kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh trọng tâm cần ôn tập để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023-2024. Những kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh này bám sát cấu trúc đề thi Tiếng Anh vào 10 mới nhất giúp học sinh có kế hoạch ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh hiệu quả.

- (Chỉ 250k) Bộ 140 đề ôn thi vào 10 Tiếng Anh form Hà Nội; Tp.HCM chọn lọc, bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử Bộ 140 đề form Hà Nội Xem thử Bộ đề form Tp.HCM

- (Chỉ từ 150k) Giải đề thi chính thức Tiếng Anh vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng từ năm 2015 → 2023 bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử Giải Đề chính thức vào 10 Hà Nội Xem thử Giải Đề chính thức vào 10 Tp.HCM Xem thử Giải Đề chính thức vào 10 Đà Nẵng

Ngữ pháp là một trong số các kiến thức Tiếng anh ôn thi vào lớp 10 quan trọng mà các bạn học sinh cần lưu ý học kỹ cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đặc biệt là các lý thuyết về thì động từ và các dạng câu đã học trong chương trình.

1. Thì động từ trong Tiếng anh vào 10

Thì Công thức Diễn tả
Thì hiện tại đơn S + V1 / V (s/es)
  • Hành động lặp lại như thói quen hay một sự thật, chân lí
Thì hiện tại tiếp diễn S + am / is / are + V-ing
  • Hành động đang diễn ra tại thời điểm nói
  • Hành động sẽ thực hiện (đã được lên kế hoạch)
  • Hành động mang tính tạm thời
Thì hiện tại hoàn thành S + has / have + P.P – Hành động bắt đầu từ quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể chưa kết thúc

– Hành động vừa xảy ra tức thì

Thì quá khứ đơn S + V2 / V-ed – Hành động đã xảy ra và kết thúc tại một thời điểm trong quá khứ

– Thói quen trong quá khứ

Thì quá khứ tiếp diễn S + was / were + V-ing – Hành động đang xảy ra tại một thời điểm thuộc quá khứ

– Có hai hành động cùng xảy ra vào 1 thời điểm trong quá khứ

Thì quá khứ hoàn thành S + had + P.P – Một hành động xảy ra trước hành động khác trong quá khứ (cả hai hành động đề đã kết thúc trong quá khứ)
Thì tương lai đơn S + will / shall + V1 – Hành động chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra trong tương lai (được quyết định vào thời điểm nói)

2. Câu bị động

  • Chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động (dạng cơ bản)

Câu chủ động: S + V + O

Chuyển sang câu bị động có dạng: S + be + V (phân từ II) + by + O

  • Biến đổi động từ của một số thì trong câu bị động
Thì Dạng chủ động Dạng bị động
Thì hiện tại đơn V hoặc V-s(es) (to) be + V (phân từ II)
Thì hiện tại tiếp diễn Be + V-ing (to) be + being + V (phân từ II)
Thì hiện tại hoàn thành Has hoặc have + V (phân từ II) Has hoặc have + been + V (phân từ II)
Thì quá khứ đơn V (quá khứ) Was hoặc were + V (phân từ II)
Thì quá khứ tiếp diễn Was hoặc were + V-ing Was hoặc were + being + V (phân từ II)
Thì quá khứ hoàn thành Had + V (phân từ II) Had + been + V (phân từ II)
Thì tương lai đơn Will hoặc shall + V1 Will hoặc shall + be + V (phân từ II)

Lưu ý:

– Nếu trong câu có cả trạng từ chỉ nơi chốn và trạng từ chỉ thời gian thi: Trạng từ chỉ nơi chốn, by + O, trạng từ chỉ thời gian

– Nếu chủ từ trong câu chủ động là từ phủ định (noone, nobody) thì đổi sang câu dạng bị động phủ định

– Nếu các chủ từ trong câu chủ động là someone, anyone, people, he, she, they … thì có thể bỏ “by + O” trong câu bị động

3. Câu ước

Có 3 cấu trúc câu ước trong Tiếng Anh cần nắm chắc, cụ thể:

  • Dạng câu ước ở hiện tại

Câu khẳng định: S + wish / wishes + S + V2/-ed + O (to be: were / weren’t)

Câu phủ định: S + wish / wishes + S + didn’t + V1

  • Dạng câu ước ở quá khứ

Câu khẳng định: S + wish / wishes + S + had + V (phân từ II)

Câu phủ định: S + wish / wishes + S + hadn’t + V (phân từ II)

  • Dạng câu ước ở tương lai

Câu khẳng định: S + wish / wishes + S + would + V1

Câu phủ định: S + wish / wishes + S + wouldn’t + V1

Lưu ý: Có thể thay S + wish / wishes bằng If only

4. Câu điều kiện trong Tiếng anh vào 10

Câu điều kiện loại If clause Main clause
Loại 1: có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai S + V1 / V-s(es)

(do / does not + V1)

S + will / can / may + V1

(will not / can not + V1)

Loại 2: không có thật ở hiện tại S + V-ed / V2

(did not + V1)

S + would / could / should + V1

(would not / could not + V1)

Loại 3: không có thật trong quá khứ S + had + P.P

(had not + P.P)

S + would / could / should + have + P.P

(would not / could not + have + P.P)

Lưu ý:

– Câu điều kiện có thể được diễn đạt bằng các cách khác như:

Unless = Without = If … not

  • Đảo ngữ Were hoặc Had

– Câu điều kiện loại 2 và điều kiện loại 3 có thể kết hợp trong cùng 1 câu

– Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên

– Main clause trong câu điều kiện loại 1 có thể là một câu đề nghị hoặc lời mời

5. Câu gián tiếp

Loại câu Dạng trực tiếp Dạng gián tiếp
Mệnh lệnh – KĐ: S + V + O: “V1 + O”

– PĐ: S + asked / told + O + not + to + V1

– KĐ: S + asked / told + O + to + V1

– PĐ: S + asked / told + O + not + to + V1

Trần thuật S + V + (O): “Mệnh đề” S + told / said + (O) + (that) + mệnh đề
Yes / No question S + V + (O): “Aux.V + S + V1 + O ?” S + asked + O + if / whether + S + V + O
Wh – question S + V + (O): “Wh- + Aux.V + S + V1 + O ?” S + asked + O + Wh- + S + V + O

6. Mệnh đề quan hệ

Đại từ quan hệ Cách dùng Ý nghĩa trong câu
Who Danh từ + Who + V + O … Chủ từ, chỉ người trong câu
Whom Danh từ + Whom + S + V … Túc từ, chỉ người trong câu
Which Danh từ chỉ vật + Which + V + O …

Danh từ chỉ vật + Which + S + V …

Chủ từ, túc từ, chỉ vật trong câu
Whose Danh từ chỉ người hoặc vật + Whose + N + V …. Chỉ sở hữu của người hoặc vật thay cho her, his, their, hoặc sở hữu cách
Why Danh từ chỉ nguyên nhân + Why + S + V Mệnh đề quan hệ chỉ lý do thay cho “for the reason, for that reason”
Where Danh từ chỉ địa điểm + Where + S + V Mệnh đề quan hệ chỉ nơi chốn thay cho “there”
When Danh từ chỉ thời gian + When + S + V Mệnh đề quan hệ chỉ thời gian thay cho “then”
That Tương tự Who, Whom, Which Dùng thay cho Who, Whom, Which trong mệnh đề quan hệ đã xác định

7. Cấu trúc so sánh

Có 3 dạng câu so sánh các bạn học sinh cần nắm trước khi thi vào 10 bao gồm:

Công thức so sánh bằng: S + be + as + adj. + as + … hoặc S + V + as + adv + as + ….

Công thức so sánh hơn:

  • Tính từ / Trạng từ ngắn: S + V + adj / adv-er + than + ….. (chú ý khi biến đổi một số tính từ / trạng từ đặc biệt)
  • Tính từ / Trạng từ dài: S + V + more + adj / adv + than + ….

Công thức so sánh nhất:

  • Tính từ / Trạng từ ngắn: S + V + the + adj / adv + est + ….(chú ý khi biến đổi một số tính từ / trạng từ đặc biệt)
  • Tính từ / Trạng từ dài: S + V + the most + adj / adv + ….

Xem thử Bộ 140 đề form Hà Nội Xem thử Bộ đề form Tp.HCM Xem thử Giải Đề chính thức vào 10 Hà Nội Xem thử Giải Đề chính thức vào 10 Tp.HCM Xem thử Giải Đề chính thức vào 10 Đà Nẵng

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học