Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Hà Nội 2017 có đáp án

    Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Khối chuyên

    Thời gian: 120 phút

Câu 1: (4 điểm)

Nhà báo Phạm Lữ Ân có lần nêu câu hỏi: Bản thân bạn không đủ để làm cho bạn tự tin sao?

Và đây là một phần câu trả lời của ông:

   Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra (…) mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2016)

   Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.

Câu 2: (6 điểm)

Thơ là hùng biện du dương.

(Voitaired, theo Những bậc thầy văn chương thế giới - Tư tưởng và quan niệm, NXB Văn học, 1995)

   Hãy phân tích để thấy được tính chất hùng biện và tính chất du dương trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

Câu 1: (4 điểm)

1. Giải thích:

- Câu chuyện được gợi nhắc là câu chuyện của nhà báo Phạm Lữ Ân về lòng tự tin và khẳng định chúng ta cần tự tin về giá trị của bản thân. Lòng tự tin bắt nguồn từ giá trị của bản thân chúng ta, từ sự biết mình: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

- Giá trị bản thân: những khả năng, năng lực riêng của bản thân, không ai có thể thay thế được.

- Ý kiến khẳng định mỗi người chúng ta sinh ra đều có những giá trị riêng, khả năng riêng.

   “Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời

   Mỗi số phận chưa một phần lịch sử

   Mỗi số phận riêng dù rất nhỏ

   Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu”.

- Từ đó phải thấy rằng việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống là điều vô cùng ý nghĩa, có tầm quan trọng quyết định đến thành bại của cuộc đời một con người.

2. Bình luận – chứng minh:

a. Vì sao phải xác định được giá trị của bản thân:

- Trong hành trình cuộc đời dài rộng, luôn có rất nhiều ước mơ ta muốn chinh phục, nhiều khát vọng ta muốn đạt tới, phải xác định được khả năng của bản thân mới mong đạt được những điều đó.

- xác định giá trị bản thân mình ta mới thấy cuộc đời mình có ý nghĩa mà không phải sống tạm bợ, sống nhờ.

- xác định giá trị bản thân để tự tin làm những việc mình yêu thích, để thêm yêu đời.

- Biết bản thân có giá trị tức là ta không từ bỏ dễ dàng, không cho phép người khác chà đạp lên mình một cách vô cớ.

- Biết mình là ai chính là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa thần tiên.

b. Biểu hiện

- Trước tiên, chúng ta phải hiểu: Mỗi chúng ta là một giá trị sẵn, mỗi người đều có trong mình những năng lực nhất định cho nên “Không thể đánh giá con cá bằng khả năng leo cây”.

- Làm thế nào để phát hiện ra những giá trị của bản thân: Không ngại khó, ngại khổ, không ngại dấn thân vào những con đường mới và không gục ngã khi thất bại.

- Xác định được giá trị bản thân thì phải nỗ lực hành động, thể hiện những khả năng đó để năng khiếu của mình có cơ hội phát triển.

- Đạt được những thành quả thì phải biết trân trọng, nâng niu và tiếp tục phát huy tài năng đó.

3. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Không tự tin thái quá vào giá trị bản thân mình mà không để ý đến những người xung quanh…

- Xã hội có những người tự ti, không xác định được bản thân mình là một giá trị có sẵn nên để cuộc đời trôi qua hoang phí.

- Có những người biết người khác có năng lực lại cố tình vùi dập khả năng của họ.

- Em xác định giá trị bản thân mình là gì và em làm gì để phát huy những giá trị riêng đó của em.

Câu 2: (6 điểm)

1. Giải thích:

- Thơ: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. (Từ điển thuật ngữ văn học).

- Hùng biện: diễn thuyết trước công chúng một cách trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục.

- Du dương: tính nhạc, có vần, có nhịp → nghệ thuật của thơ.

→ ý kiến “Thơ và hùng biện du dương”, Voltaired muốn đưa ra một quan niệm về thơ. Đó là thể loại văn học giàu nhạc tính, thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình, bày tỏ tư tưởng tác giả bằng nghệ thuật độc đáo.

→ ý kiến đề cập đến cả đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của thơ. Và “mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là một bài thơ như thế.

2. Chứng minh:

a. Tính hùng biện của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: những năm cuối đời nhà thơ nhưng chúng ta không thấy sự bi quan mà ngược lại ông lạc quan, tha thiết, say mê yêu cuộc sống.

- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó và cống hiến với đất nước, với cuộc đời.

- Tính hùng biện thể hiện ở lòng yêu đời, khát khao cống hiến đó. Cụ thể trong bài thơ:

    + Niềm say mê của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên. (phân tích)

    + Cảm xúc yêu thương và niềm tự hào của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. (phân tích)

    + Ước nguyện cống hiến (phân tích)

b. Tính du dương của “Mùa xuân nho nhỏ”

- Nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi.

- Thể thơ năm chữ, gieo vần biến hóa, điệp từ, điệp ngữ….

- Hình ảnh tự nhiên, giản dị.

- Cấu tứ chặt chẽ.

3. Tổng kết

- Đây là bài thơ đặc sắc của Thanh Hải gửi đến những tình cảm của tác giả với con người và cuộc đời.

- Bài thơ phản ánh đúng phẩm chất của thơ theo ý kiến của Voltaired.

- Bài học sáng tạo: Nhà thơ chân chính phải gắn bó với cuộc đời, sống thành thực với lòng mình và gửi vào thơ những tình cảm, tài năng của mình.

- Bài học tiếp nhận: Người đọc hiểu và cảm nhận những tâm tư, tình cảm của nhà thơ.

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới: