Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Quảng Ninh năm 2021 - 2022 có đáp án
Với Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Quảng Ninh năm 2021 - 2022 có đáp án, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào 10 môn Văn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
(1) Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.
(2) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị điều gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ biết gì hơn những gì bạn thấy.
Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu in đậm.
Câu 4. (0,5 điểm) Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần trân trọng, biết ơn, em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?
II. LÀM VĂN (8,0 điểm).
Câu 1. (3,0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Đoạn văn có câu sử dụng thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần khởi ngữ).
Câu 2. (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.144)
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm).
Câu 1. Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn
Câu 2. Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn
Câu 3.
Tác dụng của điệp ngữ trong các câu in đậm: thể hiện tình cảm, ước muốn mọi người được bình an, được hạnh phúc. Bên cạnh đó, còn thể hiện lòng biết ơn đến những người đã miệt mài tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống bằng tình cảm chân thành nhất
Câu 4.
II. LÀM VĂN (8,0 điểm).
Câu 1.
* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
* Phân tích, bàn luận
1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.
VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...
* Kết thúc vấn đề
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.
Câu 2.
I. Mở bài:
*Tác giả:
– Bằng Việt, tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.
– Quê: Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội)
– Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
– Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
– Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Cát sáng (1983)…
*Tác phẩm:
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
- Dẫn dắt đoạn thơ: Đó là hình ảnh người bà, những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lừa, là suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa.
II. Thân bài: Nêu cảm nhận
1. Hình ảnh người bà và những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
– Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà. Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
– Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:“rồi sớm rồi chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí,bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ – ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.
=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
2. Suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa:
Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, về hình ảnh bếp lửa:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
– Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một, nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau.
– Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” → diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà. Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ. Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà thật sâu nặng thiết tha.
– Suốt cuộc đời, bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình.
– Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên:
+ Tình yêu thương
+ Niềm vui sưởi ấm
+ Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm.
+ Những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ
-> Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.
– Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ.
3. Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
+ Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.
+ Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
+ Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
III. Kết bài: là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn mới nhất có đáp án hay khác:
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Trà Vinh năm 2021 - 2022 có đáp án
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Ninh Bình năm 2021 - 2022 có đáp án
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh năm 2021 - 2022 có đáp án
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Lai Châu năm 2021 - 2022 có đáp án
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Yên Bái năm 2021 - 2022 có đáp án
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)