Chuyên đề hướng dẫn làm các dạng bài văn thi vào 10 (cả ba sách)
Tài liệu Chuyên đề hướng dẫn làm các dạng bài văn thi vào 10 dùng chung cho cả ba bộ sách đầy đủ, chi tiết giúp học sinh Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề hướng dẫn làm các dạng bài văn thi vào lớp 10 bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Chuyên đề hướng dẫn làm các dạng bài văn ôn thi vào lớp 10 gồm 7 chuyên đề và gần 80 đề văn:
- Chuyên đề 1: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện; kịch)
- Chuyên đề 2: Bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát; thơ tám chữ; thơ tự do; ...)
- Chuyên đề 3: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết
- Chuyên đề 4: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
- Chuyên đề 5: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Chuyên đề 6: Viết truyện kể sáng tạo
- Chuyên đề 7: Đoạn văn nghị luận xã hội hay gặp trong phần đọc hiểu
Tóm tắt một số nội dung có trong tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ 1: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN, KỊCH)
PHẦN I: TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUYỆN
A. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
I. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN)
- Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại,…); nêu nhận xét chung cuả người viết về tác phẩm.
- Làm rõ được nội dung, chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, ngôn ngữ, …), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.
- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của truyện.
II. DÀN Ý CƠ BẢN CỦA BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN)
Phần |
Nội dung |
Mở bài |
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả, thể loại,…); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. |
Thân bài |
- Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn;…) có lí lẽ, bằng chứng - Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, ngôi kể, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện, không gian, thời gian, ngôn ngữ, …) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ, bằng chứng. |
Kết bài |
Khẳng định ý nghĩa, giá trị của truyện |
III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần phân tích được nội dung chủ đề; dẫn ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm, từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá của bản thân về hiệu quả thẩm mĩ của những nét đặc sắc ấy.
Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần tránh sa đà vào kể lại nội dung văn bản mà không phân tích, lí giải, đánh giá,... các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm hoặc vừa kể lại, vừa “chêm xen” các nhận xét tản mát, vụn vặt. Các ý kiến, nhận xét về tác phẩm cần được khái quát thành luận điểm và được làm rõ bằng việc phân tích dựa trên văn bản của nhà văn cùng sự cảm nhận của bản thân. Số lượng luận điểm trong bài viết tuỳ thuộc vào sự phức tạp, phong phú,... của tác phẩm cần phân tích nhưng thông thường, khoảng từ 2 – 3 luận điểm chính được nêu lên và làm rõ trong bài viết là phù hợp.
Bài văn phân tích một tác phẩm truyện có thể yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm, đoạn trích hoặc tập trung vào một số yếu tố nội dung, hình thức của tác phẩm truyện.
Xác định các đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nhan đề, ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật và của người kể chuyện,...; làm rõ tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.
Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các bằng chứng từ tác phẩm truyện cho mỗi luận điểm.
Liên hệ, so sánh với những tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm truyện; liên hệ với bối cảnh đọc hiện tại, với bản thân để suy nghĩ, nhận xét về tác động, ý nghĩa của tác phẩm với người đọc và với chính bản thân em.
Trong quá trình viết bài cần chú ý vận dụng phương pháp làm bài một cách linh hoạt:
Linh hoạt phần mở bài: Có thể mở bài trực tiếp: Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả). Nêu khái quát chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hoặc mở bài gián tiếp: Từ trải nghiệm được nghe một câu chuyện kể đến tác phẩm cần phân tích hay từ trải nghiệm về một tình cảm thực tế cuộc sống tương đồng với tình cảm trong tác phẩm cần phân tích. Hoặc phần mở bài có thể đi từ tác giả, tác phẩm nhưng nếu không nhớ được tác giả, tác phẩm thì có thể mở bài bằng cách khác như: đi từ chủ đề của tác phẩm hoặc từ phong cách sáng tác của tác giả (đối với những tác phẩm thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả).
Linh hoạt phần thân bài: Trước khi phân tích chủ đề của tác phẩm văn học thì phải tóm tắt được nội dung của tác phẩm hoặc đoạn trích để làm cơ sở cho việc khái quát chủ đề và phân tích,... Trong quá trình phân tích để làm rõ cho luận điểm phải lấy được những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với lí lẽ, nhận xét, đánh giá, thậm chí là cả lời bình hoặc bộc lộ cảm xúc (không quá lạm dụng) làm cho bài viết có tính thuyết phục cao. Có thể phân tích phương diện nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc có thể ngược lại. Điều quan trọng là cách dẫn dắt và lập luận phải hợp lý và chặt chẽ.
Sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng theo luận điểm một cách hợp lý. Lời văn phân tích phải sáng tạo, không lặp lại các kiểu phân tích. Trong quá trình phân tích phải biết kết hợp đánh giá, nhận xét,... để tăng sức thuyết phục cho bài văn, tránh việc chỉ nêu luận điểm và dẫn chứng mà không phân tích.
Cuối phần thân bài, phải biết khái quát về tác phẩm (tiêu biểu, đại diện cho thể loại, chủ đề, giai đoạn, thời đại nào mà tác phẩm ra đời,...). Sau đó, nên liên hệ với thực tế về một phương diện nổi bật nào đó của tác phẩm với thực tế xã hội hoặc tác phẩm nào đó trong cùng một chủ đề hoặc cùng thời đại.
Về nghệ thuật của tác phẩm: phải linh hoạt trong việc chỉ ra những nghệ thuật mà tác tác giả sử dụng trong từng thể loại truyện, tiểu thuyết, thơ, kịch,... hiệu quả của việc sử dụng nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm. Chẳng hạn, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,...,
Linh hoạt phần kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; linh hoạt trong việc nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, bài học rút ra từ tác phẩm và khẳng định giá trị, sức sống, sức ảnh hưởng của tác phẩm.
B. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
Đề 1. Phân tích đoạn trích truyện “Làm bạn với bầu trời” của Nguyễn Nhật Ánh.
LÀM BẠN VỚI BẦU TRỜI
Tèo năm nay tám tuổi, nhỏ hơn tôi và Nghị hai tuổi. Đó là một thằng nhóc mặt mày sáng sủa, không có vẻ gì là đứa trẻ nhà quê dù từ bé tới giờ nó chỉ sống ở nông thôn.
Khi tôi theo thằng Nghị về nhà nó, Tèo vẫn nằm trên giường. Nó mặc chiếc áo ngắn tay màu đỏ đã ngả màu gạch cua và một chiếc quần cộc màu xám dài tới gối. Tèo kê đầu trên hai chiếc gối xếp chồng lên nhau, ánh mắt đang lơ đãng nhìn qua cửa sổ.
Nghị giới thiệu:
- Anh Lam là bạn tao. Ảnh tới thăm mày đó, Tèo.
Thằng Tèo nằm yên tại chỗ gật đầu chào tôi. Trông mặt thì nó có vẻ vui mừng khi có người đến thăm nhưng nó không thèm ngồi dậy khiến tôi bực mình:
- Mày có biết lịch sự là gì không hả Tèo?
- Em tao không ngồi lên được. - Nghị vội vàng giải thích.
Hóa ra cách đây bốn tháng, Tèo bị ngã từ trên cầu xuống suối. Cầu thôn quê lát bằng những mảnh ván gập ghềnh, trẻ con bước không khéo ngã như chơi. Lúc Tèo trượt chân, con suối đang vào mùa khô, lòng suối cạn lởm chởm những đá. Tèo đập người vào đá, bất tỉnh nhân sự. Khi người làng vớt nó lên chở tới trạm xá, mắt nó nhắm nghiền, ngực thoi thóp thở, ai cũng tưởng nó chết. Thế nhưng Tèo vượt qua được, y như có phép màu. Tất nhiên nếu đầu nó chẳng may va phải đá, chẳng phép màu nào cứu nó nổi. Tèo không chết, nhưng cột sống bị tổn thương nặng. Từ hôm đó, nó nằm một chỗ.
Đó là Nghị kể tôi nghe. Còn lúc tôi ngắm thằng Tèo và tự hỏi tại sao một thằng bé trông đáng yêu như thế lại gặp số phận thế này. Tèo không hề hé môi về tai nạn của mình. Giá như thằng Tèo muốn kể, nó cũng không có cơ hội. Vừa giới thiệu tôi với thằng Tèo xong, Nghị đã bô bô giành nói:
- À, tao nhớ ra rồi nghe Tèo.
- Nhớ chuyện gì vậy anh?
- Chuyện tao xem phim lần đầu đó. Lúc đó tao mới ba tuổi. Đó là một bộ phim chiếu cảnh thợ lặn.
- Thợ lặn hả anh?
- Ờ, thợ lặn. Người ta bỏ thợ lặn vào trong một chiếc lồng rồi thả xuống biển.
- Người ta thả xuống biển để làm gì?
Nghị khụt khịt mũi, vừa nói nó vừa liếc tôi:
- Lâu quá rồi tao cũng chẳng nhớ. Chỉ nhớ lát sau người ta kéo người thợ lặn lên. Kéo lên xong, người ta lại thả xuống. Thả xuống xong, người ta lại kéo lên.
- Em biết rồi. -Tèo mỉm cười. -Người ta chơi trò chơi đó anh.
- Trò chơi á?
- Ờ, hồi trước em cũng hay chơi trò đó. Em buộc một chiếc giày cũ vào sợi dây rồi thả xuống ao rồi kéo lên sau đó lại thả xuống...
- Đầu mày bị sao vậy hả Tèo? Mồi câu là chiếc giày, cá nào mà ăn?
Cá không ăn nhưng nó chui vào chiếc giày để đi ngủ. Nó sẽ tưởng chiếc giày là nhà của nó.
Nghị thở hắt ra
- Mày điên quá rồi, Tèo
Tôi chen ngang:
- Rốt cuộc mày có câu được con cá nào không?
- Lần đó em không câu được cá nhưng câu được một con diều.
Trước ánh mắt dò hỏi của tôi và Nghị, thằng Tèo vui vẻ giải thích:
- Con diều giấy của anh Tí bị đứt dây đó anh.Cánh diều bay là là rồi đáp xuống chiếc giày của em… [..]
Cậu nhỏ luôn tươi tắn nụ cười trên môi, ước mơ luôn trong mắt, nồng hậu, dịu dàng, cậu truyền tình yêu và lòng tin vào cuộc sống, hồn nhiên coi thường mọi bất hạnh.Trên trời có mây đủ hình, có những cánh chim bay, thỉnh thoảng có những cánh bướm đủ màu lượn quanh cửa sổ. Những hạt mưa như có ai chấm lên người từng chấm lạnh. Như là ai đó dùng chiếc cọ nhúng vào mưa quét lên người chọc ghẹo...Thiên nhiên và con người hiền hòa đẹp dịu dàng mê mải, trong một không gian chỉ toàn những tươi vui và thương yêu ấm áp."...Dường như trái tim thằng Tèo luôn nhúng vào tình yêu. Nó luôn tìm thấy cơ hội để tha thứ cho cuộc đời, nhờ vậy tâm hồn nó lúc nào cũng bình yên....Bao giờ cũng nhìn thấy sự may mắn trong một hoàn cảnh không may mắn, bao giờ cũng tươi vui trong một số phận kém vui tươi, bao giờ cũng đối xử tốt với cuộc đời mặc dù không phải lúc nào cuộc đời cũng đối xử tốt với mình. Những phẩm chất đó có lẽ chỉ có ở thằng Tèo, đứa bé xem việc được làm bạn với bầu trời cao xanh và khoáng đạt là niềm vui lớn lao. Lớn lao hơn nhiều so với những mất mát của bản thân mình.Thiên thần đã ở lại với thị trấn Mặt Trăng và không ngừng làm tôi ngạc nhiên. Và tôi biết tại sao tâm hồn tôi đẹp dần lên mỗi ngày...
(Nguyễn Nhật Ánh, Làm bạn với bầu trời)
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong Chuyên đề hướng dẫn làm các dạng bài văn ôn thi vào lớp 10, để mua tài liệu mời Thầy/cô xem thử:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)