Đề kiểm tra Hình Học 11 Chương 1 (Đề 1)



Đề kiểm tra Hình Học 11 Chương 1 (Đề 1)

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm)

Phép biến hình là 1 quy tắc để với mỗi điểm M của mặt phẳng xác định được bao nhiêu điểm của mặt phẳng đó:

A.0 điểm B.1 điểm C.2 điểm D.3 điểm

Câu 2 (0,25 điểm)

Cho 2 đường thẳng song song d và d’. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?

A.Không có phép tịnh tiến nào B.Có duy nhất 1 phép tịnh tiến

C.Chỉ có 2 phép tịnh tiến D.Có rất nhiều phép tịnh tiến

Câu 3 (0,25 điểm)

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

A.Hình gồm 2 đường tròn không bằng nhau có trục đối xứng

B.Hình gồm 1 đường tròn và 1 đường thẳng tùy ý có trục đối xứng

C.Hình gồm 1 đường tròn và 1 đường thẳng tùy ý có trục đối xứng

D.Hình gồm 1 tam giác không cân và đường tròn ngoại tiếp tam giác đó có trục đối xứng.

Câu 4 (0,25 điểm)

Trong các hình sau đây, hình nào không có tâm đối xứng.

A.Hình gồm 1 đường tròn và 1 hình chữ nhật nội tiếp

B.Hình gồm 1 đường tròn và 1 tam giác đều nội tiếp

C.Hình lục giác đều

D.Hình gồm 1 hình vuông và đường tròn nội tiếp

Câu 5 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vecto v =(-1;2), A(3;5). Tọa độ của điểm A’ là ảnh của A qua phép tịnh tiến theo

v là:

A.(2;7) B.(7;2) C.(2;2) D.(7;7)

Câu 6 (0,25 điểm)

Cho phép tịnh tiến Tu theo u và phép tịnh tiến Tv theo v . Với điểm M bất kì, Tubiến M thành M’, Tv biến M’ thành M”. Phép tịnh tiến biến M thành M” là phép tịnh tiến vectơ:

Đề kiểm tra Toán 11 có đáp án

Câu 7 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng Oxy cho A(1;-2) và B(3;1). Ảnh của đường thẳng AB qua phép đối xứng trục Ox có phương trình:

A.2x+3y-7=0 B.2x+3y+7=0

C.3x+2y-7=0 D.3x+2y+7=0

Câu 8 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có: (C): x2+y2+10y-5=0.

Ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng có trục Oy có phương trình:

A.x2+y2-10y-5=0 B.x2+y2+10y-5=0

C.x2+y2-10x-5=0 D.x2+y2+10x-5=0

Câu 9 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn tâm I(1;-3), bán kính bằng 2. Gọi (C’) là ảnh của đường tròn (I;2) qua phép đồng dạng có được từ việc thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 3 và phép đối xứng qua trục Ox. Phương trình của (C’) có dạng:

A.(x+3)2+(y+9)2=6 B.(x-3)2+(y-9)2=6

C.(x+3)2+(y+9)2=36 D.(x-3)2+(y-9)2=36

Câu 10 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x-y+1=0. Để tịnh tiến theo vectơ v biến d thành chính nó thì v ⃗ phải là vectơ nào trong các trường hợp sau:

Đề kiểm tra Toán 11 có đáp án

Câu 11 (0,25 điểm)

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

A.Phép dời hình là 1 phép đồng dạng

B.Phép vị tự là 1 phép đồng dạng

C.Phép đồng dạng là 1 phép dời hình

D. Có phép vị tự không phải là phép dời hình

Câu 12 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng Oxy, đường thẳng (d): 3x-2y-1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O có phương trình là:

A.3x+2y+1=0 B.-3x+2y-1=0

C.3x+2y-1=0 D.3x-2y-1=0

Phần tự luận (7 điểm)

Bài 1 (3 điểm)

Cho ∆ABC có AM và CN là các trung tuyến. Chứng minh rằng nếu ∠BAM ̂= ∠BCN =30othì ∆ABC đều

Bài 2 (4 điểm)

Cho đường tròn (O,R) , A là 1 điểm cố định không trùng với tâm O, BC là 1 dây cung của (O), BC di động nhưng số đo của cung BC luôn bằng 120o. Gọi I là trung điểm của BC, vẽ tam giác đều AIJ. Tìm tập hợp điểm J

Tham khảo thêm Đáp án Đề kiểm tra Hình Học 11 Chương 1 (Đề 1)


de-kiem-tra-hinh-hoc-11.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học