Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Lịch sử 7.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỊCH SỬ 7 (MẪU SỐ 1)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Dưới thời Quang Trung, loại chữ viết nào được coi là chữ viết chính thức của nhà nước?
A. Chữ Hán
B. Chữ Quốc ngữ
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ Nôm
Câu 2. Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?
A. Năm 1771
B. Năm 1775
C. Năm 1789
D. Năm 1791
Câu 3. Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
A. Lê Ngân
B. Lê Lai
C. Trần Nguyên Hãn
D. Lê Sát
Câu 4. Dưới thời Lê, việc định lại chính sách chia lại ruộng đất công làng xã gọi là gì?
A. Phép quân điền
B. Phép lộc điền
C. Phép tịch điền
D. Phép đồn điền
Câu 5. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Nhân Tông
D. Lê Hiển Tông
Câu 6. Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc học tập trong nước?
A. Ban hành “Chiếu khuyến học”.
B. Tăng cường thi cử.
C. Ban bố “Chiếu lập học”.
D. Xóa nạn mù chữ.
Câu 7. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nhà Thanh dưới thời trị vì của Quang Trung là gì?
A. Đối đầu gay gắt.
B. Mềm dẻo nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Không có quan hệ ngoại giao.
D. Nhà Thanh thường xuyên thực hiện triều cống đối với nước ta.
Câu 8. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Vương triều Tây Sơn là gì?
A. Vua Quang Trung mất sớm.
B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
C. Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 9. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nguyễn Chích
B. Lê Lợi
C. Nguyễn Trãi
D. Đinh Lễ
Câu 10. Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?
A. Năm 1804
B. Năm 1805
C. Năm 1806
D. Năm 1807
Câu 11. Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
A. Rạch Gầm – Xoài Mút.
B. Bạch Đằng.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Tây Kết – Vạn Kiếp.
Câu 12. Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
A. Tạo thế đánh bất ngờ, táo bạo.
B. Thời điểm quân địch lơ là cảnh giác.
C. Thời điểm dễ tập hợp lực lượng.
D. Lợi dụng thời cơ nhà Thanh có nổi loạn.
Câu 13. Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?
A. Năm 1802 – Gia Long.
B. Năm 1803 – Minh Mạng.
C. Năm 1804 – Thiệu Trị.
D. Năm 1805 – Tự Đức.
Câu 14. Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết vấn đề gì?
A. Tư hữu ruộng đất.
B. Khai hoang, mở cõi.
C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong.
D. Thiên tai, mất mùa.
Câu 15. Nông nghiệp của nước ta dưới thời Nguyễn trở nên sa sút vì
A. Công việc đắp đê không được chú trọng nên hầu như năm nào cũng bị lụt lội, đê vỡ quanh năm, nhân dân không thể sản xuất được.
B. Chính sách quân điền không còn phù hợp.
C. Nhiều quan lại tham nhũng và sách nhiễu nông dân.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 16. Kinh đô nhà Nguyễn đặt ở đâu?
A. Thăng Long
B. Huế
C. Quy Nhơn
D. Nam Định
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2 (1 điểm) Trong các đô thị sầm uất dưới đây, đô thị nào thuộc về Đàng Trong và đô thị nào thuộc về Đàng Ngoài?
Tên đô thị: Thăng Long, Phố Hội An, Phố Hiến, Phố Thanh Hà, Nước Mặn, Gia Định.
Câu 3(1 điểm) Hoàn thành đoạn thơ sau thông qua các từ: dài tóc, chi hữu chủ, bất hoàn, đen răng, bất phản.
“Đánh cho để….(1)
Đánh cho để…..(2)
Đánh cho nó chích luân……(3)
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn…..(4)
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng…..(5)”
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Bảng đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
B |
A |
B |
C |
B |
C |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
C |
A |
C |
A |
A |
C |
D |
B |
Hướng dẫn trả lời
Câu 1. Dưới thời Quang Trung, loại chữ viết nào được coi là chữ viết chính thức của nhà nước?
A. Chữ Hán
B. Chữ Quốc ngữ
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ Nôm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước. Vua Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
Câu 2. Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?
A. Năm 1771
B. Năm 1775
C. Năm 1789
D. Năm 1791
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm 1771
Câu 3. Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
A. Lê Ngân
B. Lê Lai
C. Trần Nguyên Hãn
D. Lê Sát
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt chẽ căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút lui
Câu 4.Dưới thời Lê, việc định lại chính sách chia lại ruộng đất công làng xã gọi là gì?
A. Phép quân điền
B. Phép lộc điền
C. Phép tịch điền
D. Phép đồn điền
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Dưới thời Lê, việc định lại chính sách chia lại ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền
Câu 5. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Nhân Tông
D. Lê Hiển Tông
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Câu 6. Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc học tập trong nước?
A. Ban hành “Chiếu khuyến học”.
B. Tăng cường thi cử.
C. Ban bố “Chiếu lập học”.
D. Xóa nạn mù chữ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vua Quang Trung ban bố “Chiếu lập học” để khuyến khích việc học tập trong nước.
Câu 7. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nhà Thanh dưới thời trị vì của Quang Trung là gì?
A. Đối đầu gay gắt.
B. Mềm dẻo nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Không có quan hệ ngoại giao.
D. Nhà Thanh thường xuyên thực hiện triều cống đối với nước ta.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nhà Thanh dưới thời trị vì của Quang Trung là mềm dẻo nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 8. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Vương triều Tây Sơn là gì?
A. Vua Quang Trung mất sớm.
B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
C. Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Vương triều Tây Sơn là: Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
Câu 9. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nguyễn Chích
B. Lê Lợi
C. Nguyễn Trãi
D. Đinh Lễ
Hướng dẫn giải
Nguyễn Trãi là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”
Đáp án đúng là: C
Câu 10. Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?
A. Năm 1804
B. Năm 1805
C. Năm 1806
D. Năm 1807
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà nước Nguyễn, niên hiệu Gia Long thứ 3 và đã được thông báo cho nhà Thanh
Câu 11. Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
A. Rạch Gầm – Xoài Mút.
B. Bạch Đằng.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Tây Kết – Vạn Kiếp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.
Câu 12. Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
A. Tạo thế đánh bất ngờ, táo bạo.
B. Thời điểm quân địch lơ là cảnh giác.
C. Thời điểm dễ tập hợp lực lượng.
D. Lợi dụng thời cơ nhà Thanh có nổi loạn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì ông cho rằng, quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nền còn chủ quan, kiêu ngạo. Chính vì vậy, vào dịp tết quân Thanh lơ là đón tết không đề phòng nên quân ta tiến hành đánh chiếm làm cho địch bị bất ngờ và khó trở tay kịp.
Câu 13. Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?
A. Năm 1802 – Gia Long.
B. Năm 1803 – Minh Mạng.
C. Năm 1804 – Thiệu Trị.
D. Năm 1805 – Tự Đức.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn năm 1802 niên hiệu Gia Long.
Câu 14. Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết vấn đề gì?
A. Tư hữu ruộng đất.
B. Khai hoang, mở cõi.
C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong.
D. Thiên tai, mất mùa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết vấn đề
ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong.
Câu 15. Nông nghiệp của nước ta dưới thời Nguyễn trở nên sa sút vì
A. Công việc đắp đê không được chú trọng nên hầu như năm nào cũng bị lụt lội, đê vỡ quanh năm, nhân dân không thể sản xuất được.
B. Chính sách quân điền không còn phù hợp.
C. Nhiều quan lại tham nhũng và sách nhiễu nông dân.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nông nghiệp của nước ta dưới thời Nguyễn trở nên sa sút vì Công việc đắp đê không được chú trọng nên hầu như năm nào cũng bị lụt lội, đê vỡ quanh năm, nhân dân không thể sản xuất được; Chính sách quân điền không còn phù hợp; Nhiều quan lại tham nhũng và sách nhiễu nông dân.
Câu 16. Kinh đô nhà Nguyễn đặt ở đâu?
A. Thăng Long
B. Huế
C. Quy Nhơn
D. Nam Định
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Kinh đô nhà Nguyễn đặt ở Huế.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
* Nguyên nhân thắng lợi (2 điểm)
- Vì nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc sâu sắc và ý chí quyết tâm giành lại nền độc lập cho Tổ quốc.
- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ta có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
-Tinh thần chiến đấu ngoan cường không ngại gian khổ của nghĩa quân.
* Ý nghĩa lịch sử (2 điểm)
- Khởi nghĩa Lam Sơn là kết tinh của toàn bộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỉ XV.
- Giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh hơn 20 năm.
- Tạo điều kiện giải quyết yêu cầu phát triển của đất nước, đưa đất nước sang một giai đoạn phát triển mới – thời Lê Sơ.
Câu 2 (1điểm)
Đô thi thuộc Đàng Trong: Phố Hội An, Phố Thanh Hà, Nước Mặn, Gia Định.
Đô thị thuộc Đàng Ngoài: Thăng Long, Phố Hiến.
Câu 3 (1 điểm)
1. Dài tóc
2. Đen răng
3. Bất phản
4.Bất hoàn
5. Chi hữu chủ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỊCH SỬ 7 (MẪU SỐ 2)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau. ( Nếu chọn đáp án nào thì tô vào ô có chữ cái đó)
Câu 1: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu dần.
B. Các chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ ra phía Bắc.
C. Chính quyền chúa Nguyễn được củng cố vững chắc.
D. Chúa Trịnh thắng họ Nguyễn và làm chủ Đàng Trong.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
A. Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân.
B. Tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Nguyễn Huệ.
D. Nhà Thanh đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
Câu 3: Để khôi phục và phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, Quang Trung đã ban hành:
A. Chiếu Dời đô.
B. Chiếu Lập học.
C. Chiếu Khuyến nông.
D. Chiếu Cần vương.
Câu 4: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh?
A. Do đề nghị của chúa Trịnh.
B. Quân Tây Sơn rơi vào thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn.
C. Chính quyền họ Nguyễn bắt tay với họ Trịnh chống quân Tây Sơn.
D. Lực lượng của chúa Trịnh hung mạnh hơn quân Tây Sơn.
Câu 5: Dưới thời Quang Trung, loại chữ viết nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Quốc ngữ.
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ Nôm.
Câu 6: Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ luật:
A. Quốc triều hình luật.
B. Luật Gia Long
C. Hình luật.
D. Hình thư.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Tây Sơn?
A. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm.
B. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
D. Yêu cầu thống nhất đất nước.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nhà Thanh dưới thời trị vì của Quang Trung là gì?
A. Đối đầu gay gắt.
B. Mềm dẻo nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Không có quan hệ ngoại giao.
D. Nhà Thanh thực hiện triều cống đối với nước ta.
Câu 9: Kinh đô nhà Nguyễn đặt ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Phú Xuân.
C. Quy Nhơn.
D. Bình Định.
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
A. Quân Nguyễn Ánh bị tiêu diệt.
B. Ranh giới sông Gianh bị phá bỏ.
C. Chúa Trịnh làm chủ Phú Xuân (Huế)
D. Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn giết năm 1777
Câu 11: Phong trào nông dân khởi nghĩa và lan rộng ở thế kỉ XVIII là biểu hiện của vấn đề gì?
A. Sự nổi loạn cát cứ ở địa phương.
B. Sự lớn mạnh của nông dân.
C. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
D. Sự lớn mạnh của các thế lực bên ngoài.
Câu 12: Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm:
A. 1801.
B. 1802.
C. 1803.
D. 1804.
Câu 13: Quân Xiêm lấy cớ gì để xâm lược nước ta?
A. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm.
B. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm.
C. Chúa Trịnh cầu cứu vua Xiêm.
D. Xiêm lo ngại ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn.
Câu 14: Đường lối ngoại giao của các vua Nguyễn đối với nhà Thanh là gì?
A. Khước từ mọi quan hệ đối với nhà Thanh.
B. Thần phục nhà Thanh.
C. Mềm dẻo nhưng hết sức kiên quyết.
D. Không quan hệ ngoại giao.
Câu 15: Sự thống nhất, toàn vẹn của lãnh thổ Đại Việt bị xâm hại nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do:
A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.
C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến.
D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
Câu 16: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm(1785)?
A. Trận Bạch Đằng.
B. Trận Rạch Gầm-Xoài Mút.
C. Trận Chi Lăng-Xương Giang.
D. Trận Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 17:“…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đã kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?
A. Lê Ngọc Hân.
B. Bà Huyện Thanh Quan.
C. Hồ Xuân Hương .
D. Đoàn Thị Điểm.
Câu 18: Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thê giới là:
A. Thành nhà Hồ.
B. Quần thể di tích Cố đô Huế.
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 19: Khi tiến quân ra Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ đã nêu khẩu hiệu gì?
A. Phù Lê diệt Mạc.
B. Phù Lê diệt Trịnh.
C. Phù Lê diệt Nguyễn.
D. Tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất đất nước.
Câu 20: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn là:
A. Vua Quang Trung mất sớm.
B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
C. Nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 21: Viên tướng nào được nhà Thanh cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta ?
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Triệu Tiết.
D. Tôn Sĩ Nghị.
Câu 22: Sự kiện họ Trịnh và Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
A. Tạo điều kiện cơ bản để thống nhất đất nước.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước.
C. Nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực.
D. Phá âm mưu xâm lược của nhà Thanh
Câu 23:Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
A. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
B. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
D. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
Câu 24: Văn học chữ Nôm phát triển và đạt đến đỉnh cao với tác phẩm nào?
A. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
C. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
D. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 25: Sau khi lên ngôi, Nguyễn Huệ đã lấy hiệu là gì?
A. Bắc Bình Vương.
B Nam Bình Vương.
C. Tây Bình Vương.
D. Quang Trung.
Câu 26: Quốc hiệu Việt Nam chính thức ra đời vào năm nào và dưới triều đại nào?
A. Năm 1428-triều Lê sơ.
B. Năm 1788- triều Tây Sơn.
C. Năm 1804- triều Nguyễn.
D. Năm 1009- triều Lý.
Câu 27: Phong trào Tây Sơn thu hút được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân cả nước vì:
A. chính quyền chúa Nguyễn suy thoái.
B. đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
C. chính quyền chúa Trịnh suy thoái.
D. phong trào Tây Sơn có qui mô lớn.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, tạo điều kiện thống nhất đất nước.
B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, giữ vững độc lập dân tộc.
C. Hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
D. Xây dựng vương triều Tây Sơn, mở ra cơ hội phát triển cho đất nước.
Câu 29: Cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX, nền văn học dân gian nước ta:
A. suy tàn.
B. chậm phát triển.
C. bước đầu phát triển.
D. phát triển rực rỡ.
Câu 30: Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?
A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.
B. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến.
D. Thực hiện quyền bình đẳng xã hội.
Câu 31: Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
A. Đây là thời điểm tinh thần quân sĩ lên cao.
B. Đây là thời điểm quân địch lơ là cảnh giác.
C. Lợi dụng thời cơ nhà Thanh có nội loạn.
D. Đây là thời điểm dễ tập hợp lực lượng.
Câu 32: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân dưới thời nhà Nguyễn là do:
A. sự trỗi dậy của các thế lực phản động.
B. nội chiến giữa các thế lực cát cứ.
C. đời sống nhân dân khổ cực.
D. các tầng lớp nhân dân tranh giành quyền lợi.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 33: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào? Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chúng ta có nên duy trì chính sách ngoại thương như nhà Nguyễn không? Tại sao
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)