Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án

Phần dưới là danh sách Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 7.

Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)

Top 4 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 có đáp án

Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 2)

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2

Môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Năm 1741 – 1751, là thời gian nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn nào của nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 2: Giữa thế kỉ XVIII, phủ chúa ở Đàng Ngoài

A. Quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của.

B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.

C. Nạn tham nhũng tran lan.

D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.

Câu 3: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật diễn ra ở đâu? Kéo dài bao nhiêu năm?

A. Ở Thanh Hóa và Nghệ An. Kéo dài hơn 30 năm.

B. Ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Kéo dài hơn 30 năm.

C. Ở Sơn Tây. Kéo dài hơn 40 năm.

D. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Kéo dài hơn 20 năm.

Câu 4: Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu diễn ra trong thời gian nào?

A. Năm 1741 – năm 1746.

B. Năm 1741 – năm 1751.

C. Năm 1740 – năm 1745.

D. Năm 1739 – năm 1769.

Câu 5: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?

A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.

B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.

C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.

D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.

Câu 6: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?

A. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định).

B. Truông Mây (Bình Định).

C. An Khê (Gia Lai).

D. Các vùng nêu trên.

Câu 7: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?

A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn ức đánh Nguyễn.

B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.

C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.

D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.

Câu 8: Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?

A. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi.

B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

C. Từ Quảng Nam đến Bình Định.

D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Câu 9: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?

A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.

B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc.

Câu 10: Tình hình chính quyền họ Trịnh giữa thế kỉ XVIII như thế nào?

A. Quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.

B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.

C. Nạn tham nhũng lan tràn.

D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.

1. D

2. A

3. D

4. B

5. A

6. A

7. A

8. B

9. C

10. A

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 7 Học kì 2

Môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XVI.

B. Giữa thế kỉ XVI.

C. Cuối thế kỉ XVI.

D. Đầu thế kỉ XVII.

Câu 2: Thời Lê sơ đầu thế kỉ XVI diễn ra những mâu thuẫn gay gắt nào

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa địa chủ với nhà vua.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 3: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào?

A. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.

B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công.

C. Người nông dân phải chuyển làm nghề thương nhân.

D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới.

Câu 4: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào?

A. Đói khổ, bần cùng.

B. Vẫn còn thiếu thốn.

C. Nhà nhà no đủ.

D. Nạn đói trầm trọng.

Câu 5: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV?

A. Thời nhà Mạc.

B. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh”.

C. Thời “chúa Nguyễn”.

D. Không phải các triều đại trên.

Câu 6: Tình hình chính quyền họ Trịnh giữa thế kỉ XVIII như thế nào?

A. Quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.

B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.

C. Nạn tham nhũng lan tràn.

D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.

Câu 7: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?

A. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.

B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.

C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.

D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.

Câu 8: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn.

B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).

C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn.

D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam.

Câu 9: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại.

C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ.

D. Giải quyết việc làm cho nông dân.

Câu 10: Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại?

A. Mở cửa ải, thông chợ búa.

B. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán ở nước ta.

C. Bế quan tỏa cảng.

D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

Câu 2: (3 điểm) Trình bày diễn biến và hậu quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài?

1. A

2. C

3. A

4. C

5. B

6. A

7. A

8. B

9. A

10. A

Câu 1:

- Sau thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau.

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ lại ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.

→ Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ trung ương đến địa phương).

Câu 2:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền, hình thành thế lực họ Trịnh. Người con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam, dần hình thành thế lực họ Nguyễn.

- Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ, từ năm 1627 đến năm 1672, họ Trịnh là họ Nguyễn 7 lần đánh nhau. Cuối cùng hai bên phải lấy sống Gianh là ranh giới gọi là Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đất nước bị chia cắt.

- Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lên, tạo ra cục diện vưa Lê – chúa Trịnh. Ở Đàng Trong chúa Nguyễn cầm quyền gọi là “chúa Nguyễn”.

Hậu quả: Đất nước trong tình trạng bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển đất nước.

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học