Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: phút
Câu 1: Anh Thành trong đoạn trích Người công dân số Một là ai?
A. Nguyễn Thành Công – Tên Bác Hồ thời trẻ
B. Nguyễn Tất Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
C. Nguyễn Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
D. Nguyễn Công Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
Câu 2: Ý nghĩa toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1+ phần 2) Người công dân số Một ?
A. Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
B. Ca ngợi sự cẩn thận, chín chắn, chắc chắn của anh Lê
C. Ca ngợi sự nhiệt tình giúp đỡ bạn bè của anh Lê và anh Mai
D. Cả B và C đều đúng
Câu 3: Điền tiếng có chứa âm đầu r, d hoặc gi thích hợp vào chỗ chấm:
a. Nhà em có nuôi một đàn ..... súc trong vườn.
b. Hai bác đang ..... bán một chiếc xe ô tô trên mạng.
c. Chiếc áo này có ...... đắt quá!
d. Cô giáo lập ....... sách các bạn học giỏi gửi về trường.
Câu 4: Điền vần có chứa o hoặc ô thích hợp vào chỗ chấm:
a. Cây cam ông tr....trong vườn đã sai quả.
b. Mẹ thường nấu canh cua ăn với rau m.... tơi ăn rất tuyệt.
c. Tiếng chim véo v.... bên ngoài cửa sổ.
d. Bữa sáng của em thường là một bát mì t... với trứng gà.
Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ?
A. Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
B. Thời gian là thứ vô cùng quan trọng. Chúng ta cần biết trân trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lí
C. Đồng hồ là thứ mà mỗi chúng ta đều phải có và giữ trong người
D. Trong mỗi cuộc họp dù là quy mô nhỏ hay lớn mọi người đều phải nghiêm túc, không được nói chuyện riêng
Câu 6: Tìm chủ ngữ và vị ngữ cho mỗi câu sau:
a. Vì nhà bạn ấy xa nên bạn ấy phải đi học sớm.
b. Nếu tôi bị ốm thì bố mẹ tôi sẽ rất lo lắng.
c. Tuy bạn ấy học không giỏi nhưng bạn ấy rất chăm chỉ.
d. Tôi yêu mến bạn ấy vì bạn ấy rất gương mẫu.
Câu 7: Viết lại các câu sau để tạo thành câu ghép:
a. Khi ông mặt trời thức dậy, mẹ đưa em đến trường.
b. Trên mặt nước phẳng lặng như gương, những con chim biển trao liệng.
c. Vừa về đến nhà thì trời đổ mưa.
d. Chưa sáng rõ, mọi người đã ra đồng làm việc.
Câu 8: Trong câu “Trong căn phòng rộng rãi, anh ấy tha hồ nghe nhạc và sáng tác nhạc”
Có mấy vế câu?
A. Hai vế câu ghép
B. Ba vế câu ghép
C. Bốn vế câu ghép
D. Câu đã cho không phải là câu ghép
Câu 9: Gạch dưới các từ nối giữa các vế trong câu ghép sau
a. Anh ấy đang chơi điện tử thì mẹ về.
b. Tôi học giỏi toán còn chị tôi học giỏi văn
c. Cậu ấy vẫn chưa làm hết bài mặc dù cậu ấy đã cố gắng hết sức.
d. Tôi đã chuẩn bị bài rất kĩ do đó tôi đã làm tốt bài kiểm tra.
Câu 10: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em.
Đáp án:
Câu 1:
Anh Thành trong đoạn trích này là Nguyễn Tất Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
Đáp án đúng: B.
Câu 2:
Ý nghĩa toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1+ phần 2) Người công dân số một:
Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
a. Nhà em có nuôi một đàn gia súc trong vườn.
b. Hai bác đang rao bán một chiếc xe ô tô trên mạng.
c. Chiếc áo này có giá đắt quá!
d. Cô giáo lập danh sách các bạn học giỏi gửi về trường.
Câu 4:
a. Cây cam ông trồng trong vườn đã sai quả.
b. Mẹ thường nấu canh cua ăn với rau mồng tơi ăn rất tuyệt.
c. Tiếng chim véo von bên ngoài cửa sổ.
d. Bữa sáng của em thường là một bát mì tôm với trứng gà.
Câu 5:
Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ:
Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
Đáp án đúng: A.
Câu 6:
a. Vì nhà bạn ấy / xa nên bạn ấy / phải đi học sớm.
C1 V1 C2 V2
b. Nếu tôi / bị ốm thì bố mẹ tôi / sẽ rất lo lắng.
C1 V1 C2 V2
c. Tuy bạn ấy / học không giỏi nhưng bạn ấy / rất chăm chỉ.
C1 V1 C2 V2
d. Tôi / yêu mến bạn ấy vì bạn ấy / rất gương mẫu.
C1 V1 C2 V2
Câu 7:
a. Ông mặt trời thức dậy, mẹ đưa em đến trường.
b. Mặt nước phẳng lặng như gương, những con chim biển trao liệng.
c. Tôi vừa về đến nhà thì trời đổ mưa.
d. Trời chưa sáng rõ, mọi người đã ra đồng làm việc.
Câu 8:
Câu “Trong căn phòng rộng rãi, anh ấy tha hồ nghe nhạc và sáng tác nhạc” không phải là câu ghép:
Trong căn phòng rộng rãi,/ anh ấy / tha hồ nghe nhạc và sáng tác nhạc.
TgN CN VN
Đáp án đúng: D.
Câu 9:
a. Anh ấy đang chơi điện tử thì mẹ về.
b. Tôi học giỏi toán còn chị tôi học giỏi văn
c. Cậu ấy vẫn chưa làm hết bài mặc dù cậu ấy đã cố gắng hết sức.
d. Tôi đã chuẩn bị bài rất kĩ do đó tôi đã làm tốt bài kiểm tra.
Câu 10:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Mỗi lần đọc được câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi nhớ về người mẹ kính yêu của mình. Mẹ là người đưa ta đến thế giới này, chăm cho ta từng bữa ăn giấc ngủ, lo lắng cho ta trên mỗi bước đường của cuộc đời. Công lao và tình yêu vô bờ của mẹ kể sao cho hết. Tôi cũng vậy, thật may mắn vì có mẹ trong cuộc đời này. Mẹ là chỗ dựa để tôi tựa vào mỗi khi mỏi mệt, tình yêu thương dành cho mẹ kể sao cho hết được.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: phút
I. Bài tập về đọc hiểu
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
- Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương - Sưu tầm)
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao cô giáo dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
a. Bạn đã nói cô rằng bạn cảm thấy mắt không bình thường.
b. Cô nhận thấy bạn cầm sách đọc một cách không bình thường.
c. Cô nhận thấy bạn bị đau mắt nên đọc sách không bình thường.
d. Cô có bác sĩ nhãn khoa riêng nên có thể dễ khám mắt cho bạn.
2. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
a. Nói rằng đó là cặp kính giá rẻ, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm
b. Nói rằng có người hàng xóm đã nhờ cô mua tặng cho bạn chiếc kính để đọc sách
c. Làm cho bạn hiểu rằng bạn không phải là người nhận mà là người chuyển tiếp món quà đó đến người khác
d. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng không nên khước từ lòng tốt của người khác
3. Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?
a. Cô là người hay dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh
b. Cô là người biết cho một cách tế nhị và là người luôn sống vì người khác
c. Cô là người rất cương quyết, không thay đổi quyết định của mình
d. Cô là người không muốn ai từ chối quà do mình đã ban tặng
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho
b. Cần thường xuyên tặng quà cho người khác
c. Cần sẵn lòng nhận quà tặng của người khác
d. Cần có một cái gì đó để đem cho người khác
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ.
a) r hoặc d, gi:
Không một tấm hình, không một ...òng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho ...iêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại ...áng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
Anh là chiến sĩ ...ải phóng quân.
(Theo Lê Anh Xuân)
b) ong hoặc ông
Ông phải chi l... được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh m... thế
Ôm cả non s... mọi kiếp người.
(Theo Tố Hữu)
2. a) Ghi dấu x trước số thứ tự đầu các câu ghép.
(1) Mội cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
(2) Vì tôi ngại không nhận chiếc kính nên cô đã kể cho tôi nghe một câu chuyện.
(3) Nhìn thấy tôi cầm sách không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
(4) Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô.
(5) Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt chiếc kính.
b) Gạch dưới các vế câu trong từng câu ghép ở phần a (chú ý gạch chéo giữa CN và VN của mỗi vế câu ghép).
3. Điền dấu phẩy, quan hệ từ "còn" hoặc cặp quan hệ từ "tuy... nhưng..." vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a) Hoà học tốt môn tiếng Việt ........ Vân lại học giỏi môn Toán.
b) Mái tóc của Linh luôn gọn gàng sau gáy ........ cái đuôi tóc cứ quất qua quất lại theo mỗi bước chân đi trông rất vui mắt.
c) ........... cô giáo nói rằng chiếc kính này đã được người khác trả tiền từ lúc tôi chưa ra đời ..... tôi hiểu rằng cô đã cho tôi thật nhiều.
4. Viết đoạn văn mở bài cho bài văn tả một người bạn đang kể chuyện trên lớp (hoặc ca hát, chơi nhạc cụ,...) theo hai cách em đã học.
- Mở bài trực tiếp:
- Mở bài gián tiếp:
5. Viết đoạn kết bài cho bài văn nêu ở bài 4 theo hai cách em đã học
- Kết bài không mở rộng:
- Kết bài mở rộng:
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu
1.Cô giáo dẫn bạn học sinh đi khám mắt vì cô nhận thấy bạn cầm sách đọc một cách không bình thường.
Chọn đáp án: b
2. Để bạn học sinh vui vẻ nhận kính cô giáo đã làm cho bạn hiểu rằng bạn không phải là người nhận mà là người chuyển tiếp món quà đó đến người khác
Chọn đáp án: c
3. Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người biết cho một cách tế nhị và là người luôn sống vì người khác
Chọn đáp án: b
4. Câu chuyện muốn nói với em rằng: Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho.
Chọn đáp án: a
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ:
a) r hoặc d, gi:
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
Anh là chiến sĩ giải phóng quân.
b) ong hoặc ông
Ôi phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
2.
a) Các câu ghép đó là:
(2) Vì tôi ngại không nhận chiếc kính nên cô đã kể cho tôi nghe một câu chuyện.
(5) Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt chiếc kính.
b) Xác định C – V:
(2) Vì tôi / ngại không nhận chiếc kính nên cô / đã kể cho tôi nghe một câu chuyện.
C1 V1 C2 V2
(5) Tôi / bước ra khỏi phòng, tay / giữ chặt chiếc kính.
C1 V1 C2 V2
3.
a) Hoà học tốt môn tiếng Việt còn Vân lại học giỏi môn Toán.
b) Mái tóc của Linh luôn gọn gàng sau gáy, cái đuôi tóc cứ quất qua quất lại theo mỗi bước chân đi trông rất vui mắt.
c) Tuy cô giáo nói rằng chiếc kính này đã được người khác trả tiền từ lúc tôi chưa ra đời nhưng tôi hiểu rằng cô đã cho tôi thật nhiều.
4.Tham khảo:
- Mở bài trực tiếp: Bạn Minh Hoà lớp tôi vốn có tài kể chuyện rất hấp dẫn. Có lần, Minh Hoà kể chuyện trước lớp khiến tất cả cô trò chúng tôi đều cảm động và rưng rưng nước mắt.
- Mở bài gián tiếp: Lớp tôi là một tập thể thật thú vị, mỗi bạn trong lớp đều có những tài lẻ riêng. Bạn Hùng thổi sáo hay, bạn Lan múa rất dẻo, bạn Thắng có một chất giọng trầm ấm,... trong đó tôi ấn tượng hơn cả là bạn Minh Hòa. Khả năng kể chuyện hấp dẫn của bạn đã được cô giáo chủ nhiệm và cả lớp tôi phải công nhận. Mỗi lần Hòa kể chuyện đều khiến cho chúng tôi phải tập trung lắng nghe và hồi hộp dõi theo từng câu kể và cử chỉ hành động của bạn.
5.
- Kết bài không mở rộng: Vừa dứt câu cuối cùng, Minh Hoà cúi chào cả lớp. Lặng đi mất mấy giây, tràng pháo tay mới đột ngột vang lên như một phần thưởng xứng đáng cho tài kể chuyện hấp dẫn của Minh Hoà.
- Kết bài mở rộng: Minh Hoà đã kết thúc câu chuyện trong tiếng vỗ tay tán thưởng của cả lớp. Nhưng hình ảnh chị Võ Thị Sáu còn in đậm trong tâm trí mọi người và thúc giục chúng tôi kiên trì học tập, rèn luyện tốt hơn. Tôi vừa khâm phục tài kể chuyện hấp dẫn của Minh Hoà vừa quý trọng tấm lòng yêu thương, sâu nặng của bạn đối với nữ liệt sĩ Anh hùng tuổi trẻ Võ Thị Sáu.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: phút
Câu 1. Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng:
(1) Chữ r, d hoặc gi.
(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh (1)...ấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết tr(2)… tìm
Cây đào trước cửa lim (1)...im mắt cười
Quất g(2)… từng hạt nắng (1)…ơi
Làm thành quả - những một trời vàng mơ
Tháng (1)…êng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ng(2)…t ngào.
Câu 2. a) Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng r, d, hoặc gi:
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:
- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không ............. lại hỏi:
- Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng...........:
- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ………. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là............ dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
b) Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố:
- Hoa gì đơm lửa rực h……………
Lớn lên hạt ng........... đầy tr............ bị vàng?
Là hoa………………….
- Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt tr.............. mình
Hương bay qua hồ r..............
Lá đội đầu mướt xanh.
Là cây…………
Câu 3. a) Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu X vào □ trước những câu là câu ghép :
□ (l) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
□ (2) Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
□ (3) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
□ (4) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
□ (5) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
□ (6) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
□ (7) Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
b) Đánh dấu gạch xiên ( / ) để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.
Câu 4. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao?
…........................................
Câu 5. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :
a) Mùa xuân đã về............................
b) Mặt trời mọc,.................................
c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn…………
d) Vì trời mưa to……………………………………
Câu 6. Đọc hai đoạn mở đầu bài văn tả người (bài tập 1, Tiếng Việt 5, tập hai, trang 12) và cho biết cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau. Viết câu trả lời vào bảng sau :
Đoạn mở bài
Cách mở bài
a) Mở bài trực tiếp : giới thiệu..............
b) Mở bài gián tiếp : ..................
Câu 7. Viết hai đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho một trong bốn đề văn dưới đây:
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Đề:………
Đoạn mở bài trực tiếp:
………………………
………………………
Đoạn mở bài gián tiếp:
………………………
………………………
Đáp án:
Câu 1. Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng:
(1) Chữ r, d hoặc gi.
(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những một trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Câu 2.
a) Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng r, d, hoặc gi:
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:
- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không ra lại hỏi:
- Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng giải:
- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già .Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
b)
Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố:
- Hoa gì đơm lửa rực hồng
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?
Là hoa lựu
- Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt trong mình
Hương bay qua hồ rộng
Lá đội đầu mướt xanh.
Là cây hoa sen
Câu 3. a) Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu X vào □ trước những câu là câu ghép :
□ (1) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
X (2) Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
X (3) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
X (4)Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
X (5) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
X (6) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
□ (7) Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
b) Đánh dấu gạch xiên ( / ) để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.
X (2) Trời / xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
X (3) Trời / rải mây tráng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
X (4) Trời / âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
X (5) Trời / ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
X (6) Biển / nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
Câu 4. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không? Vì sao?
Không thể tách mỗi vế câu ghép ở các câu trên thành câu đơn, vì mỗi ý trong câu có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, ý này nối tiếp ý kia.
Câu 5. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :
a) Mùa xuân đã về, hoa trong vườn đua nhau khoe sắc.
b) Mặt trời mọc, không khí ấm dần lên.
c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, xảo quyệt.
d) Vì trời mưa to nên đường trơn trượt.
Câu 6. Đọc hai đoạn mở đầu bài văn tả người (bài 1, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 12) và cho biết cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau? Viết câu trả lời vào bảng sau:
Đoạn mở bài
Cách mở bài
a) Mở bài trực tiếp: giới thiệu một cách trực tiếp người định tả.
b) Mở bài gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả.
Câu 7. Viết hai đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho một trong bốn đề văn dưới đây:
- Đoạn mở bài trực tiếp:
Đề a: Trong nhà em yêu nhất là chị Hai em.
Đề b: Trong số những người bạn của mình, em chơi thân nhất là bạn Lệ.
Đề c: Mỗi người đều thích một hoặc vài ca sĩ khác nhau, riêng em rất thích ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi quận 10.
Đề d: Em rất thích xem hài, nhất là các chương trình “Gặp nhau cuối tuần” có cô Hồng Vân biểu diễn.
- Đoạn mở bài gián tiếp:
Đề a: Tan học, vừa xếp hàng xong em liền chạy ngay ra cổng. Ngày nào cũng vậy, em biết chị Hai đang đứng chờ em ngoài đó. Lần nào ra đến nơi em cũng đã thấy chị, với nụ cười hiền từ chị hỏi han tình hình học tập trong ngày của em rồi chị hai ra về.
Đề b: Có một người bạn thân hiểu mình và cùng chơi, cùng học thật là thích! Em và Lệ vẫn thường bảo nhau như thế, vì em và bạn ấy chơi với nhau rất thân. Nhà hai đứa ở gần, lại học chung một lớp, ngồi chung một tổ, không còn gì bằng!
Đề c: Nhà em ai cũng yêu âm nhạc. Ba bảo vì âm nhạc có tác dụng kết nối tình bè bạn. Ba và mẹ đều thích nghe nhạc hòa tấu, anh hai thích nghe nhạc nước ngoài, còn em, em rất thích cô ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như. Nhìn bạn ấy biểu diễn trên sân khấu em cảm thấy bạn ấy rất nhập tâm, bạn hát bằng cả trái tim.
Đề d: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Ba em vẫn thường nói vui như thế mỗi khi đưa cả nhà đi xem hài kịch. Ba rất thích danh hài Bảo Quốc, còn em và mẹ thích cô Hồng Vân. Em thường bảo : “Xem cô Hồng Vân biểu diễn vừa duyên dáng vừa được cười thoải mái”. Nghe em nói, mẹ mỉm cười đồng ý
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: phút
Câu 1. Gạch dưới các câu ghép:
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
- Trong mỗi câu ghép nói trên, các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
Câu ghép |
Cách nối các vế câu |
Trong đoạn a |
.......... |
Trong đoạn b |
.......... |
Trong đoạn c |
.......... |
Câu 2. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép. Gạch dưới câu ghép có trong đoạn văn. Cho biết các về trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
………………………………………………
Câu 3. Đọc hai đoạn kết bài (bài tập 1, Tiếng Việt 5, tập hai, trang 14) và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau. Viết câu trả lời vào bảng sau:
Đoạn kết bài |
Cách kết bài |
a |
Kết bài không mở rộng:.......... |
b |
Kết bài.......................... |
Câu 4. Viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn sau:
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Đề:
Đoạn kết bài không mở rộng:
………………………………………
Đoạn kết bài mở rộng:
………………………………………
Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới các câu ghép:
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
- Trong mỗi câu ghép nói trên, các câu nối với nhau bằng cách nào?
Câu ghép |
Cách nối các vế câu |
Trong đoạn a |
Trong đoạn có một câu ghép, 4 vế trong câu ghép được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. |
Trong đoạn b |
Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, các vế câu được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế là dấu phẩy. |
Trong đoạn c |
Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”. |
Câu 2. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép. Gạch dưới câu ghép có trong đoạn văn. Cho biết các về trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
(1) Bạn Thùy lớp em có làn da ram rám nắng. (2)Mái tóc bạn ấy dài và mượt / , thường được bạn ấy thắt thành hai bím xinh xinh. (3) Bạn ấy thường đi một đôi giầy màu hồng, khoác chiếc áo cũng màu hồng / nên mọi người thường gọi bạn ấy là “ Thùy hồng”
Trong đoạn có hai câu ghép:
+ Câu (2) có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.
+ Câu (3) có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ "nên”.
Câu 3. Đọc hai đoạn kết bài (bài tập 1, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 14) và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau. Viết câu trả lời vào bảng sau:
Câu 4. Viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn sau:
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Đoạn kết bài không mở rộng:
Đề a: Em rất yêu quý chị Hai, em muốn mình lớn lên cũng giỏi giang và dịu dàng như chị vậy.
Đề b : Vì gắn bó với nhau như vậy nên em và Lệ đều mong muốn sau này hai đứa mãi thân thiết với nhau, tình bạn càng ngày càng bền chặt.
Đề c: Em rất thích xem Hải Như biểu diễn nên em mong bạn ấy luôn có sức khỏe tốt, giữ được giọng hát của mình để tiếng hát ấy ngày càng vút cao hơn nữa.
Đề d: Tiết mục biểu diễn của cô Hồng Vân và nhóm hài của cô ấy kết thúc. Mọi người vừa cười vui vẻ vừa vỗ tay tán thưởng. Em cũng dành cho cô ấy một tràng pháo tay thật nồng nhiệt.
- Đoạn kết bài mở rộng:
Đề a: Chị Hai em giỏi giang, dịu dàng lại xinh đẹp như vậy nên trong xóm mọi người ai cũng yêu quý chị. Hôm trước, đi học về ngang nhà chú Tư hàng xóm, em nghe cô Tư nói với bé Na: “Na ăn mau, chóng lớn để xinh đẹp và giỏi như chị Hai nhà bác Tùng kìa!", bé Na nghe mẹ nói vậy cười toe toét.
Em nghe vậy thấy trong lòng mình vui lắm. Em yêu chị mình vô cùng.
Đề b: Lệ vẫn nói với em rằng bạn ấy mong muốn mai này khi lớn lên bạn ấy sẽ trở thành cô giáo. Em tin rằng bạn ấy sẽ thực hiện được ước mơ của mình, vì bây giờ không những bạn ẩy học giỏi, chăm chỉ mà còn tốt bụng với mọi người. Trong lớp, ai cũng yêu mến bạn ấy. Em rất vui khi có một người bạn thân như Lệ.
Đề c: Bài hát kết thúc trong sự cổ vũ của mọi người. Mỗi lần xem Hải Như biểu diễn em lại càng yêu mến cô ca sĩ nhí với giọng hát vui tươi, hồn nhiên ấy. Em thầm nghĩ mai này lớn lên Hải Như sẽ trở thành một cô ca sĩ thành danh. Em tin là như vậy.
Đề d: Khi tiết mục biểu diễn kết thúc, cô Hồng Vân và nhóm hài của cô cúi chào khán giả trong tiếng pháo tay giòn giã và tiếng cười sảng khoái của mọi người. Ba em luôn nói: Những nghệ sĩ hài thật sự rất quan trọng, họ đem tài năng và sự dí dỏm của mình ra để giúp mọi người trút bỏ phiền muộn. Hãy biết yêu quý và trân trọng họ.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: phút
Câu 1:Đọc bài sau và trả lời câu hỏi.
Những con sói trong tâm hồn
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”
Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”
Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”
Người ông nói một cách nghiêm nghị:” Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
(Theo Gia đình Online)
a) Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?
b) Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn cho cháu nghe nhằm mục đích gì?
c) Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?
Câu 2:Đọc đoạn văn sau:
(1) Nước chảy tràn ra. (2) Một sào, hai sào uống nước rồi hàng ngàn mẫu xuống nước…(3)Nước vẫn chảy chan hòa, lúa reo mừng hoan hỉ.
a) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi câu, vế câu.
b) Viết số thứ tự câu thích hợp:
- Các câu đơn trong đoạn văn là: ....
- Các câu ghép trong đoạn văn là: ....
Câu 3:Đọc đoạn văn sau:
Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, gió biển mang theo cái vị mặn mòi riêng của nó. Từ ngàn đời nay, biển vẫn như vậy và nó sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió.
a) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu.
b) Khoanh vào dấu câu hoặc từ ngữ tác giả dùng để nối các vế câu.
Câu 4:Ba vế trong câu ghép: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng rối chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng”, được nối với nhau bằng gì?
a) Dấu chấm
b) Dấu phẩy
c) Một dấu phẩy và một quan hệ từ.
Câu 5:Khoanh vào từ hoặc dấu câu có tác dụng nối các vế của mỗi câu ghép sau:
a. Bà em kể chuyện Thạch Sanh, em chăm chú lắng nghe.
b. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
Câu 6:Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em.
Đáp án:
Câu 1:
a. Người ông đã kể cho cháu nghe câu chuyện về hai con sói bên trong tâm hồn mình.
b. Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.
c. Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.
Câu 2:
b. Xác định câu đơn, câu ghép
- Câu đơn trong đoạn văn là: (1)
- Câu ghép trong đoạn văn là: (2), (3)
Câu 3:
a. Chủ ngữ và vị ngữ trong câu được xác định như sau:
b.
Câu (1): giữa hai vế câu này có có dấu câu để nối là dấu phẩy (,)
Câu (2): giữa hai vế câu này có từ nối là từ và
Câu 4: Đáp án: c. Một dấu phẩy và một quan hệ từ
Câu 5:
a. Dấu “,” có tác dụng nối các vế câu ghép.
b. Từ “và” có tác dụng nối các vế câu ghép.
Câu 6:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ không xinh đẹp như những cô diễn viên trên truyền hình nhưng trong mắt tôi, mẹ là người tuyệt vời nhất.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (5 phiếu)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)